Nghiên cứu mới giúp xóa sổ bệnh sốt xuất huyết
Việc tiêm virus Wolbachia lên muỗi hổ châu Á (muỗi vằn) để chúng lây lan trong quần thể này, khiến muỗi miễn dịch với bệnh sốt xuất huyết, từ đó tiến tới xóa sổ căn bệnh này.
Tại đại hội Y học nhiệt đới tổ chức ở thành phố Rio de Janeiro Brazil, các nhà khoa học thuộc quỹ Osvaldo đã giới thiệu công trình nghiên cứu của họ về việc tiêm biến thể của virus Wolbachia lên muỗi vằn, sẽ khiến virus này lan truyền trong quần thể muỗi, và có tác dụng cản trở virus sốt xuất huyết phát triển. Hiện cơ chế ngăn cản virus sốt xuất huyết phát triển vẫn chưa được làm rõ, bao gồm từ việc nảy sinh hiệu ứng từ hệ thống miễn dịch đến giành giật dinh dưỡng trong tế bào.
Muỗi hổ châu Á (muỗi vằn)-loại muỗi chuyên truyền bệnh sốt xuất huyết là đối tượng được tiêm virus Wolbachia. |
Các nhà khoa học chỉ ra, biến thể của virus Wolbachia có thể tìm thấy trong 70% cơ thể côn trùng trong giới tự nhiên, là loại virus thường gặp, không phải là loại gen biến đổi, hay một tổ chức siêu vi mới được đưa vào, nên không nguy hiểm.
Phương pháp này đã phát triển ở Australia từ rất sớm và đã từng được thử nghiệm tại hai thành phố ở Australia. Qua thời gian theo dõi, 100% cơ thể muỗi ở hai thành phố này đều mang virus.
Do có sự khác biệt giữa virus ở Brazil và Úc nên khi thí nghiệm, các nhà khoa học đã tiến hành điều chỉnh trong phạm vi nhỏ. Hạng mục nghiên cứu này hiện vẫn đang ở giai đoạn ban đầu, kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ được công bố vào năm 2014.
Theo Đất Việt