Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghịch lý thị trường mì ăn liền Việt Nam: Giá cao, dễ bán

Xu hướng chuyển dịch của thị trường cho thấy, mì gói giá rẻ đang dần nhường lại “hào quang” cho sản phẩm ở phân khúc cao hơn.

Theo số liệu từ Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), mỗi năm trên thế giới có gần 100 tỷ gói mì được tiêu thụ. Việt Nam là một trong 15 quốc gia đang tiêu thụ mì gói nhiều nhất, xếp vị trí thứ 5, sau Ấn Độ và ngay trước Mỹ. Hiện nay, bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 53,5 gói mì ăn liền mỗi năm.

Euromonitor công bố báo cáo về giá trị của mì gói tiêu thụ trên toàn cầu những năm gần đây đã tăng gần 40%, từ 44 tỷ đôla (2013) lên 61 tỷ đôla (2017). Các giá trị gia tăng liên tục được nhà sản xuất thêm vào đã làm cho mì gói ngày càng đa dạng và hấp dẫn.

Thị trường mì ăn liền Việt Nam cũng nằm trong xu hướng “cao cấp hóa” của thế giới, khi người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm đắt tiền hơn. Các nhà sản xuất nhanh chóng cập nhật các sản phẩm cao cấp tiện dụng như mì ly - tô - khay, bổ sung thịt thật - tôm thật, đồng thời đẩy mạnh các sản phẩm từ sợi gạo như bún, phở, hủ tiếu...

Acecook anh 1
Khẩu vị ẩm thực của người tiêu dùng đa dạng, nên những món ăn từ gạo như bún, phở, hủ tiếu... cũng ngày càng được quan tâm lựa chọn hơn.

Một trong những lý do quan trọng khiến người tiêu dùng thoải mái chi tiêu hơn cho mì gói, bởi mức sống của người dân đang được nâng cao. Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2017, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đặc biệt, quy mô GDP (theo giá hiện hành) đạt khoảng 5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 224,6 tỷ đôla, GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 2.400 đôla. Tổng mức chi tiêu của người Việt dự kiến đạt 173 tỷ đôla vào năm 2020. Một phần ba dân số thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2020 sẽ có mức thu nhập tăng khoảng 8,8%/năm.

Ngoài ra, người tiêu dùng - đặc biệt là những người có tiền ngày càng quan tâm đến sức khỏe, kỹ càng hơn khi lựa chọn thực phẩm và không ngại chi trả cho những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao.

Acecook anh 2
Sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp được xem là lực đẩy trong cuộc đua giành thị phần trong ngành hàng FMCG.

Mức tiêu thụ sản phẩm FMCG có thương hiệu ở vùng nông thôn gia tăng nhanh cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường cao cấp. Không ngạc nhiên khi những sản phẩm có giá xoay quanh mức 10.000 đồng, thậm chí trên 15.000 đồng dễ bán không kém những gói mì giá 3.000 - 5.000 đồng.

Bên cạnh đó, quan niệm sử dụng mì ăn liền đã thay đổi. Trước đây, yếu tố tiện dụng và tiết kiệm được đặt song song. Nay người tiêu dùng coi trọng sự tiện dụng và ngon miệng hơn. Đó là lý do mà mì, phở, bún, hủ tiếu dạng ly - tô -khay, được bổ sung thêm thịt, tôm, trứng, hải sản và các thực phẩm bổ dưỡng khác liên tục ra mắt thị trường, giúp người tiêu dùng thưởng thức món ăn ở bất cứ đâu và thay đổi món thường xuyên.

Acecook - một trong những nhà sản xuất mì ăn liền lâu năm tại Việt Nam cũng đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển mới của phân khúc cao cấp. Doanh nghiệp này đang mở rộng qua mảng mì cao cấp, các dòng mì ly và đạt doanh số ấn tượng.

Chỉ trong năm 2018, Acecook đã tung ra thị trường 5 - 6 sản phẩm mới, và tất cả đều thuộc dòng cao cấp có rau, củ, trứng, thịt, hải sản như mì Ý dạng ăn liền Bistro (tô, gói), mì ly Shake me, miến xào Phú Hương… Đồng thời các sản phẩm ăn liền từ gạo cũng được gia tăng ngày càng mạnh, trong đó có phở, bún, hủ tiếu (vốn chiếm khoảng 25 - 32% cơ cấu tỷ lệ nguồn cung sản phẩm ra thị trường của công ty này).

Theo nhận định của Acecook, tiềm năng của thị trường dành cho mì ly hiện tại vẫn còn  rất lớn. Ở Nhật Bản, mì ly đã trở thành một sản phẩm phổ biến, thông dụng. Còn tại Thái Lan, Trung Quốc, mì ly hiện chiếm 20% tổng mức tiêu thụ mì ăn liền và ngày càng chiếm tỷ trọng cao so với mì gói. Tại Việt Nam, mì ly mới chỉ chiếm 2% thị trường mì ăn liền và sẽ đi theo xu hướng tăng trưởng chung với nhịp sống công nghiệp hóa cùng sự xuất hiện của hàng ngàn siêu thị, cửa hàng tiện lợi.  Acecook đang đặt mục tiêu sẽ gia tăng tiêu thụ mì ly 15 - 20% toàn ngành mì, so với mức 5% hiện nay.

Acecook anh 3
Mì ăn liền dạng ly đang dần trở thành xu hướng.

Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi trung thành với triết lý kinh doanh mang tên Kaizen, là tập trung cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm với mục tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm. Và người hưởng lợi cuối cùng là khách hàng. Trong tương lai, Acecook định hướng phát triển thêm các sản phẩm mang nhiều giá trị gia tăng như mì ăn liền bổ sung thêm dinh dưỡng. Mục tiêu tăng trưởng của công ty không chỉ khoảng 7% - 8%, mà là 10% - 15%”.

Giang Quốc Hoàng

Bạn có thể quan tâm