Nghỉ việc vì bê bối tình dục, sếp cũ Google vẫn được trả 35 triệu USD
Thứ ba, 12/3/2019 08:21 (GMT+7)
08:21 12/3/2019
Google đã chi trả cho cựu phó chủ tịch kỹ thuật cấp cao Amit Singhal 35 triệu USD trong gói nghỉ việc sau khi ông này buộc phải từ chức vì điều tra quấy rối tình dục, theo AP.
Thông tin này được công bố trong tài liệu của tòa án khi xem xét vụ kiện của các cổ đông Google chống lại công ty này.
Vụ kiện nhắm vào Hội đồng quản trị công ty mẹ của Google khi cổ đông cho rằng họ có nghĩa vụ bảo vệ công ty cũng như các cổ đông khỏi các rủi ro và tổn hại danh tiếng trong khi trên thực tế đã chi trả, và hỗ trợ các lãnh đạo cấp cao tại đây trước các cáo buộc quấy rối. Việc làm này, theo các cổ đông, gây tổn hại về tài chính và uy tín cho công ty.
Cựu phó chủ tịch kỹ thuật Google được trả 35 triệu USD để nghỉ việc sau cáo buộc quấy rối tình dục. Ảnh: AP.
Một phần biên bản được công bố tại tòa cho thấy Singhal khi rời công ty năm 2016 đã nhận được 2 khoản thanh toán 15 triệu USD và một khoản khác từ 5-15 triệu USD như một phần của thỏa thuận nghỉ việc. Tổng số tiền thanh toán có thể lên tới 45 triệu USD.
Singhal là đối tượng trong cuộc điều tra của New York Times vào năm ngoái liên quan đến việc chi trả các gói nghỉ việc triệu USD cho các nhân vật cấp cao bị tố cáo quấy rối tình dục.
Trả lời AP năm 2017, Shinghal nói rằng ông ta đã không bị buộc tội quấy rối và đã rời khỏi Google vì lý do riêng.
Singhal phụ trách bộ phận tìm kiếm của Google, cỗ máy kiếm tiền của Alphabet, suốt 15 năm. Tờ Times từng đưa tin Singhal được trả hàng triệu USD để nghỉ việc.
Singhal sau đó gia nhập Uber, nhưng rời đi chỉ sau 5 tuần. Tin tức tại thời điểm đó cho biết ông này đã che giấu thông tin phải rời Google vì cáo buộc quấy rối tình dục.
Hồi tháng 11/2018, Google cho biết 48 nhân viên công ty đã bị chấm dứt hợp đồng vì quấy rối tình dục, trong đó có 13 quản lý cấp cao. Thời điểm đó, Google nói rằng không ai trong số họ được nhận gói đền bù nghỉ việc.
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi dựa trên ứng dụng di động có trụ sở tại Mỹ và hoạt động tại các thành phố ở nhiều nước. Công ty sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình. Uber được cho là công ty tiên phong của nền kinh tế chia sẻ.
Bạn có biết: Tên "Uber" bắt nguồn từ chữ phổ biến và là tiến lóng "uber", có nghĩa là "cao nhất" hoặc "siêu". Từ ngày có nguồn gốc từ tiếng Đức, "über", có nghĩa là "ở trên".
Google là một công ty đa quốc gia của Mỹ chuyên về các sản phẩm liên quan đến Internet như quảng cáo trực tuyến, công cụ tìm kiếm, điện toán đám mây, phần mềm và phần cứng. Các sản phẩm nổi tiếng của Google bao gồm: Google Search, Gmail, Google+, Youtube, Google Chrome và điện thoại thông minh Google Pixel,... Đầu năm 2016, Google là công ty đầu tiên vượt mặt Apple, trở thành công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới với 570 tỷ USD vốn hóa.
Bạn có biết: Thời gian đầu, Google chạy dưới trang web của trường đại học Stanford với tên miền google.stanford.edu và z.stanford.edu
Thời gian thành lập: 04/09/1998
Nhà sáng lập: Larry Page, Sergey Brin
Trụ sở chính: Googleplex tại Mountain View, California, Mỹ
Dù là doanh nghiệp có giá trị cổ phiếu cao nhưng Yeah1 đang phụ thuộc nền tảng của doanh nghiệp khác. 90% lợi nhuận của Yeah1 đến từ kinh doanh trên YouTube.
Robin Li, đồng sáng lập và CEO công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, Baidu, rớt khỏi top 10 người giàu nhất nước này khi cổ phiếu công ty mất giá 33% tính từ tháng 3/2018.
Đây không phải lần đầu tiên các đối tác quảng cáo quay lưng với YouTube, tuy nhiên Forbes lo ngại rằng sự phẫn nộ này nhiều khả năng sẽ sớm lắng xuống.