Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghi phạm xả súng California hiền lành khi đặt chân tới Mỹ

Trang ABC News vừa đăng tấm hình mới nhất về vợ chồng nghi phạm trong vụ xả súng đẫm máu ở cơ sở chăm sóc xã hội tại thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ.

Bức ảnh cho thấy Tashfeen Malik và chồng Syed Rizwan Farook di chuyển qua khu vực hải quan ở sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago ngày 27/7/2014. Malik mặc trang phục đen, không có dấu hiệu khác thường và nhìn thẳng vào máy quay. Trong khi đó, Farook có râu, đứng sau vợ. Đây là bức ảnh công khai gần nhất của hai nghi phạm.

Giới chức Mỹ trước đó cho hay Farook, một công dân Mỹ gốc Chicago, đã tới Saudi Arabia vào tháng 7/2014 và trở lại Mỹ chưa đầy hai tuần sau với Malik.

Một quan chức Pakistan cho biết, Malik từng sống tại Saudi Arabia và sau đó tới Mỹ bằng thị thực dành cho “hôn thê”, dưới sự bảo lãnh của chồng sắp cưới. 

Một tháng sau khi trở về Mỹ, hai người này kết hôn tại California, dù một số quan chức nói họ kết hôn tại nước ngoài trước đó.

CNN dẫn thông tin từ 3 quan chức nắm rõ cuộc điều tra cho hay, khi vụ tấn công Trung tâm Vùng nội địa ở thành phố San Bernardino xảy ra, nữ nghi phạm Malik viết trên Facebook rằng cô ta “cam kết trung thành với thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi”.

Malik đã sử dụng một tài khoản mang tên khác để viết tuyên bố đó. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ không nói rõ họ biết Malik đăng tải thông điệp lên Facebook bằng cách nào. Nguồn tin chính phủ Mỹ nói, giới điều tra không có bằng chứng cho thấy IS trực tiếp chỉ đạo hoặc tổ chức vụ tấn công.

Nữ nghi phạm Malik và chồng Syed Rizwan Farook đã thiệt mạng trong cuộc đọ súng với cảnh sát khi bỏ trốn khỏi hiện trường. Các nhà điều tra đang cố gắng thu thập thông tin về động cơ của hai người này. Tuy nhiên, họ chưa có kết quả rõ ràng.

Những hình ảnh mới của vợ chồng nghi phạm được công bố sau khi tình báo Iraq cho rằng, Los Angeles có thể bị khủng bố vào ngày 6/12. Cảnh báo được đặt ở cấp độ 1. May mắn, vụ việc đã không xảy ra. Chính phủ Iraq cũng đưa ra cảnh báo tương tự về một cuộc tấn công Paris, chỉ một ngày trước khi các tay súng giết chết 130 người tại nhiều địa điểm ở thủ đô Pháp ngày 13/11.

Trước đó, trong bài phát biểu lịch sử về chống khủng bố, Tổng thống Barack Obama yêu cầu Bộ Nội An Mỹ và Bộ Ngoại giao xem xét lại chương trình thị thực K-1 diện hôn phu/hôn thê. Loại thị thực này đã được Malik sử dụng để vào Mỹ.

Visa K-1cho phép công dân nước ngoài vào Mỹ để kết hôn với người bản địa. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao, năm 2014, Mỹ đã cấp gần 36.000 visa diện hôn thê/hôn phu.

Trong một diễn biến khác, AFP cho hay, Muhaydin Mire, nghi phạm tấn công bằng dao tại ga tàu điện Leytonstone ở London (Anh) ngày 5/12 có ảnh của phiến quân IS trong điện thoại di động. Diễn biến này cho thấy thêm một vụ tấn công bạo lực được lấy cảm hứng từ IS.

Mire, 29 tuổi, bị buộc tội âm mưu ám sát một người đàn ông 56 tuổi. Các công tố viên gọi vụ tấn công là “hành động khủng bố”.

Nghi phạm xả súng ở California ít nói và sùng đạo Hồi

Nhiều người nhận xét hai vợ chồng nghi phạm trong vụ tấn công tại một cơ sở chăm sóc xã hội bang California, Mỹ ngày 2/12 là người ít nói, sống khép kín và là tín đồ Hồi giáo.

 

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm