Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghệ sĩ Hàn Quốc chuẩn bị phóng vệ tinh tự chế

Mất hàng năm để lục lọi tại các cửa hàng điện tử cũ, một nghệ sĩ người Hàn Quốc vừa hoàn thành vệ tinh nhân tạo tự chế và lên kế hoạch phóng nó vào không gian.

Nghệ sĩ Hàn Quốc chuẩn bị phóng vệ tinh tự chế

Mất hàng năm để lục lọi tại các cửa hàng điện tử cũ, một nghệ sĩ người Hàn Quốc vừa hoàn thành vệ tinh nhân tạo tự chế và lên kế hoạch phóng nó vào không gian.

>>VNPT vay tiền Mỹ đầu tư cho Vinasat-2 vì lãi suất thấp
>>Mỹ phóng vệ tinh bí mật thứ 2 trong vòng hai tuần
>>Mỹ tung 'thợ săn' hố đen vào vũ trụ

Song Hu Jun, 34 tuổi, người chế tạo thành công vệ tinh OpenSat trị giá 500 USD cho biết: “Chế tạo một vệ tinh không khó khăn hơn so với việc tạo ra một chiếc điện thoại di động”. Song chia sẻ: “Tôi tin rằng mọi người có thể tự chế tạo không chỉ vệ tinh mà bất cứ điều gì với những kiến thức trên Internet và thông tin xã hội. Tôi chọn chế tạo vệ tinh để chứng tỏ điều đó”. Song Hu Jun tin rằng, mọi người có thể đạt được ước mơ của họ, cho dù nó có là gì đi chăng nữa.

 
Vệ tinh tự chế OpenSat của Song Hu Jun.

Những vệ tinh do tư nhân chế tạo thường được tài trợ bởi các trường đại học hay những nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, vệ tinh của Song Hu Jun hoàn toàn là sản phẩm cá nhân, với sự đầu tư tiền bạc của duy nhất một người. Được biết, Song Hu Jun từng là sinh viên kĩ thuật của một trường đại học. Chính vì nền tảng đó, ông Song thường xuyên kết hợp các công nghệ tiên tiến vào tác phẩm nghệ thuật của mình.

Trong một sản phẩm có tên gọi Apple, Song đã sử dụng công nghệ tự chế để biến “quả táo” chuyển từ màu xanh sang màu đỏ khi có sự tác động của đèn flash máy ảnh. Sau thời gian thực tập tại công ty chế tạo vệ tinh tư nhân, Song đưa ra ý tưởng về “Sáng kiến Truyền hình Vệ tinh Mở” và miệt mài liên hệ với các chuyên gia hàng không vũ trụ từ Slovenia tới Paris.

“Tôi chỉ là một cá nhân, không làm việc cho các trường đại học lớn hay quân đội, nên họ không mấy đắn đo khi chia sẻ những thông tin kĩ thuật với tôi”, Song chia sẻ khi kể về hành trình thu thập thông tin cho vệ tinh của mình. Với thời gian 6 năm nghiên cứu các tài liệu, đặt mua linh kiện tại các cửa hàng trực tuyến chuyên về sản phẩm tái chế của các dự án chinh phục không gian hay lục lọi trong các cửa hàng điện tử cũ nằm sâu trong các con hẻm ở thủ đô Seoul, Song đã hoàn thành vệ tinh cá nhân của riêng mình.

 
Pin mặt trời được gắn vào các mặt của vệ tinh.

Sản phẩm của Song là vệ tinh OpenSat hình lập phương với cân nặng 1 kg. Nó truyền thông tin dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp bởi các tấm pin mặt trời gắn xung quanh. Trị giá vệ tinh chỉ đạt 440 USD, nhưng chi phí phóng của nó lên tới hơn 100.000 USD, được tài trợ bởi NovaNano, một công ty công nghệ của Pháp mà Song ký được hợp đồng. Vệ tinh OpenSat sẽ được phóng từ sân bay vũ trụ Cosmodrome Baikonur ở Kazakhstan vào tháng 12 tới cùng các vệ tinh khác.

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm