Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghề săn loài ong đốt chết người ở miền Tây

Để "thu phục" đàn ong dữ, gần chục người mặc quần áo may bằng vải bạt nhựa. Xác định đây là công việc nguy hiểm, nhóm thợ săn không cho bất cứ người lạ nào đi theo.

Đi săn bò cạp chúa ở miền Tây

Nọc bọ cạp chúa độc không thua nọc rắn, nhưng người dân ở vùng Bảy Núi (An Giang) hàng ngày vẫn dùng tay không bắt loài động vật không xương sống này để bán kiếm tiền.

Hai tháng nay, người dân Bạc Liêu thấy 2 phụ nữ thường xuyên mang theo túi lưới chứa tổ ong vò vẽ. Họ đi khắp các vỉa hè ở TP Bạc Liêu để rao bán loài ong dữ, nhiều người mua về ngâm với rượu uống.

Vợ chồng chị Út Lan (40 tuổi) với gần chục người họ hàng ở huyện Châu Thành (Tây Ninh) có hơn 10 năm "săn" ong vò vẽ. Ngoài vùng ngoại thành Sài Gòn, nhóm người này hay tìm về các tỉnh miền Tây có nhiều vườn hoang, bụi rậm để mưu sinh trong những tháng mùa mưa.

2
Một tổ ong vò vẽ được bán với giá 700.000 đồng. Ảnh: Việt Tường.

"Những tháng nắng ong vò vẽ ít làm tổ, chúng tôi loanh quanh ở TP HCM. 6 tháng mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, nhóm đi tìm loài ong dữ hay hoạt động ở An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… Ong vò vẽ không chỉ làm tổ trên cây dừa, vườn tràm mà còn có trong các lùm sậy", em gái của chị Lan nói.

Theo thiếu phụ này, 10 người đàn ông thuộc nhóm "thợ săn" luôn mang theo quần áo bảo hộ được may từ vải bạt nhựa kín từ chân đến đầu. Phần mắt được may bằng lưới và khi lấy tổ ong phải đeo thêm kính.

Xác định đây là công việc nguy hiểm, ong vò vẽ có thể đốt chết người nên các "thợ săn" không cho vợ hoặc hoặc bất kỳ ai đi theo lúc họ lấy tổ của nó. Muốn biết được nơi nào có tổ ong, chồng chị Lan cùng các đồng nghiệp luôn theo dõi những con vò vẽ bay thẳng về một hướng.

"Những con ong đi tìm mồi thường bay vòng vèo, đậu chỗ này, đáp chỗ kia. Ong về tổ thì chỉ nhắm một hướng mà bay, chồng tôi với các bạn làm chung phân công nhau theo dõi các con ong này rồi lùng đến tận tổ", chị Lan nói.

Thông thường, tổ ong vò vẽ có vài "cửa" để chúng bay ra vào. Khi quần áo được mặt vào như robot, các thợ săn sẽ dùng vợt lưới bắt những con ong đầu tiên bay ra. Sau đó, chiếc túi lưới được mở rộng miệng, bọc tổ ong lại rồi siết chặt bằng dây chì.

2
Rượu ong vò vẽ. Ảnh: Việt Tường.

Sau đó, những người vợ của "thợ săn ong" mang đi bán "chiến lợi phẩm". Tùy theo độ lớn, nhỏ mà giá tổ ong từ 500.000 đến 2 triệu đồng.

"Ong vò vẽ ngâm rượu uống tốt lắm, trị được bệnh nhức mỏi, thần kinh tọa. Nhóm của chồng tôi có ngày bắt được 3 tổ vò vẽ, nhưng có ngày không tìm được chiếc nào", thiếu phụ 40 tuổi chia sẻ.

Thông thường, người mua ong vò vẽ tự tìm cách dìm chết loài côn trùng trong rượu trắng. Nhưng, để đảm bảo an toàn cho khách, chị em của Lan giúp người mua làm công việc này.

Theo chị Lan, những con ong gần trưởng thành và ong non ngâm rượu một tháng thì uống được. Nếu khách hàng không ngâm rượu mà nấu cháo ong non thì phần tổ có thể nấu nước xông, phòng ngừa bị dị ứng và nổi mề đay.

"Tổ ong vò vẽ lớn có giá cao nhưng ít gặp lắm. Nghề này thu nhập bấp bênh, nguy hiểm. Nhà tôi không có ruộng đất sản xuất nên phải săn hàng 'độc' này để có tiền mà sống", một "thợ săn" chia sẻ.

Theo chân thợ săn hàng 'ông uống bà khen'

Để tìm hàng “độc” cho quý ông, thợ săn phải leo cây, trèo núi bắt tắc kè, mối chúa, bọ cạp. Nếu gặp phải rắn lục thì họ nhảy từ trên cây xuống đất, rất nguy hiểm đến tính mạng.


Việt Tường

Bạn có thể quan tâm