Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghề giúp việc qua góc nhìn của người mẹ đơn thân ở Mỹ

Lòng trắc ẩn và can đảm dám viết ra sự thật của nữ nhà văn đã tiết lộ cảnh đời của những người nghèo theo đuổi giấc mơ Mỹ.

Ảnh minh họa. Nguồn: NYT.

NXB Phụ nữ Việt Nam chuẩn bị phát hành bản dịch cuốn tự truyện Nghề giúp việc của tác giả Stephanie Land.

Cuốn tự truyện này được đánh giá cao và đón nhận ngay khi ra mắt ở Mỹ. Nó cũng cũng tạo ra những luồng dư luận trái chiều trong dư luận.

Khao khát cháy bỏng của bà mẹ đơn thân

Stephanie Land sinh năm 1978, lớn lên giữa Neo, Alaska và Washington, trong một gia đình trung lưu. Năm 28 tuổi, cô rời quê nhà vùng Tây Bắc Thái Bình Dương để theo đuổi đại học và trở thành nhà văn.

Tuy nhiên, giấc mộng trên của Stephanie Land tan thành mây khói khi cô phát hiện mình mang thai. Bạn trai không muốn đứa bé ra đời nên bắt cô phá thai. Cô vẫn kiên quyết sinh con và chịu sự bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần từ cha đứa bé.

Sach Nghe giup viec anh 1

Bìa sách Nghề giúp việc. Nguồn: NXB Phụ nữ Việt Nam.

Không bằng cấp, không nghề nghiệp, không nhận được sự trợ giúp vật chất và tinh thần từ người thân và cả cha của đứa bé, Stephanie Land đành phải làm nghề giúp việc theo giờ - dọn dẹp phòng ngủ, cọ nhà vệ sinh, làm vườn… để sống qua ngày.

Với khao khát cháy bỏng cho con gái tên Mia cuộc sống tốt đẹp, Stephanie vừa làm những công việc nặng nhọc để kiếm những đồng lương ít ỏi vừa tham gia các lớp trực tuyến để có được tấm bằng cao đẳng, và bắt đầu miệt mài viết.

Cô đăng ký tham gia khóa học Viết sáng tạo của Đại học Montana ở tuổi 30. "Trong khi bạn bè viết về những chuyến đi nước ngoài của họ, tôi viết về việc cọ bồn cầu”, Stephanie chia sẻ.

Sau nhiều năm đói khổ, thành công đã đến với StephanieLand. Cô được độc giả đón nhận và nhiều nhà sản xuất săn đón. Hiện, cô là cây bút đấu tranh vì công bằng xã hội, đồng thời là diễn giả cộng đồng có tầm ảnh hưởng. Cô sinh sống tại tiểu bang Missoula, Mỹ, cùng chồng và 3 con.

Nghề giúp việc là câu chuyện về hành trình làm mẹ của Stephanie. Cô vừa cố gắng đem đến cho con gái Mia một cuộc sống và một mái nhà êm ấm, vừa bươn chải nhờ sự giúp đỡ của chính phủ và nguồn thu nhập thấp đến nỗi thảm thương từ nghề giúp việc.

Nghề giúp việc và sự phân chia tầng lớp tại Mỹ

Trong cuốn tự truyện, Stephanie Land viết ra những câu chuyện có thật chưa từng được kể: Câu chuyện của những người dân Mỹ làm lụng vất vả để kiếm lấy khoản tiền lương chẳng hề tương xứng; câu chuyện của người mẹ đơn thân vật vã trong cuộc mưu sinh với đứa con gái nhỏ…

Cô đã phải sống nhờ tem phiếu thực phẩm và phiếu WIC (dành cho phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) để sống qua ngày. Cô còn phải cậy nhờ các chương trình chính phủ để có nhà ở.

Những nhân viên chính phủ lạnh lùng, vô cảm luôn cho rằng cô may mắn vì được trợ cấp, nhưng cô không hề có cảm giác rằng mình may mắn. Cô viết để ghi nhớ cuộc vật lộn ấy, và cuối cùng xóa bỏ vết nhơ đã ăn sâu về những người lao động nghèo khó.

Có lẽ, điểm nhức nhối nhất trong thế giới của Stephanie là định kiến của những người may mắn hơn. Đó là định kiến giai tầng, và nó đặc biệt nhắm vào những người lao động tay chân, luôn bị coi là kém thông minh và kém văn hóa hơn những người quần là áo lượt hay ngồi bàn giấy.

Sach Nghe giup viec anh 2

Stephanie Land. Nguồn: Kurt Wilson/Guardian.

Nghề giúp việc của Stephanie Land đã khám phá những góc khuất trong cuộc sống của tầng lớp trung lưu của nước Mỹ và việc phục vụ họ thực chất như thế nào.

“Tôi đã trở thành một bóng ma vô danh”, Stephanie viết như thế về mối quan hệ với các khách hàng. Nhiều người trong đó không hề phân biệt cô với những người giúp việc khác, nhưng cô lại biết rất nhiều về họ.

Khi bắt đầu hiểu rõ hơn về cuộc sống của họ - cả nỗi buồn lẫn niềm vui - cô bắt đầu tìm thấy hy vọng cho chính mình.

Lòng trắc ẩn và sự can đảm dám viết ra sự thật của cô đã tiết lộ cảnh đời của những công nhân “phục vụ” và những người theo đuổi giấc mơ Mỹ từ dưới mức nghèo.

Nghề giúp việc là câu chuyện của Stephanie, nhưng không phải chỉ của riêng cô. Nó còn là tuyên cáo cho sức mạnh, nghị lực và chiến thắng tột cùng của con người. Nhờ cuốn sách này, một số nhà lãnh đạo đang nỗ lực để giảm bớt khó khăn cho những người lao động nghèo.

Nhận xét về cuốn này, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Dưới góc nhìn của một người mẹ đơn thân về sự phân chia tầng lớp tại Mỹ, cuốn sách mô tả cuộc sống ngặt nghèo của nhiều gia đình, và nhắc nhở chúng ta rằng nghề nghiệp nào cũng cao quý”.

Còn nhà báo và nhà hoạt động chính trị người Mỹ Barbara Ehrenrich, tác giả cuốn Nickel and Dimed - New York Times bestselle thì nhận xét: “Stephanie là hình mẫu “kiên cường” điển hình mà các nhà tâm lý học khuyên người nghèo nên noi theo. Khi đối mặt những chướng ngại, cô tìm cách tiến lên, nhưng nhiều lúc có quá nhiều thứ dồn dập đến. Những gì giúp cô kiên gan bền chí là tình yêu vô tận dành cho con gái, và đó là ánh sáng rọi khắp cuốn sách này”.

Nghề giúp việc là tác phẩm yêu thích của cựu Tổng thống Barack Obama năm 2019. Sách cũng nằm trong danh sách những sách bán chạy nhất của tờ New York Times, Sách hay trong tháng của Amazon và được tờ USA Today bình bầu là 5 cuốn sách mới không thể bỏ lỡ. Glamour cho rằng đó là sách hay nhất của năm. Forbes đánh giá là cuốn sách được mong chờ nhất năm.

'Hãy gọi tên tôi' - khi nạn nhân công khai danh tính

Sau khi vụ án hiếp dâm ở Đại học Stanford, Mỹ, được tuyên bố, nạn nhân Chanel Miller đã công khai danh tính, viết hồi ký kể lại những điều mình trải qua.

Nhan cach 'oc muon hon' la gi? hinh anh

Nhân cách 'ốc mượn hồn' là gì?

0

Sự trao đổi giữa người với người không thể nào cứ thông thuận mãi được, sẽ có mâu thuẫn, xung đột, không vui, muốn giải quyết những vấn đề này vẫn nên quay về giải quyết từ bản thân chuyện trao đổi.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm