Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Ngân sách năm 2021 cho quân đội Trung Quốc sẽ eo hẹp?

Ngân sách chính thức cho quân đội Trung Quốc sẽ chưa được công bố trong kỳ họp quốc hội tháng tới. Các chuyên gia dự đoán mức tăng sẽ nhỏ, phần lớn do tác động của dịch Covid-19.

Quan doi Trung Quoc doi mat mot nam kho khan ve ngan sach anh 1

Đối với những người theo dõi Trung Quốc lâu năm, kỳ họp thường niên của cơ quan lập pháp nước này, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân Đại), là cơ hội để nắm bắt hướng đi chung trong các chính sách của Bắc Kinh và theo dõi biến động ngân sách, qua đó dự báo những thay đổi trong tương lai.

Ngoài các chỉ số chính như tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, các chuyên gia sẽ để mắt đến các dấu hiệu về ngân sách cho quân sự tại kỳ họp năm 2021 của quốc hội, khai mạc vào ngày 5/3. Các chuyên gia quốc phòng tin rằng mức tăng ngân sách năm nay sẽ không lớn, theo South China Morning Post.

Ảnh hưởng của đại dịch

Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) không chính thức công bố ngân sách của họ. Các khoản chi và sự phân bổ ngân sách được hé lộ trong những báo cáo khác nhau được trình bày tại kỳ họp quốc hội thường niên, mà ngay cả các đại biểu chỉ có vài giờ để đọc.

Quân ủy Trung ương Trung Quốc cấm đem các tài liệu về ngân sách ra khỏi phòng họp.

Quan doi Trung Quoc doi mat mot nam kho khan ve ngan sach anh 2

Trung Quốc là nước có quân đội lớn nhất thế giới với hơn 2 triệu binh sĩ chính quy. Ảnh: Reuters.

Ngân sách hàng năm của PLA đã tăng với tốc độ hai con số từ năm 1989 đến năm 2015, trong kế hoạch hiện đại hóa đội quân 2 triệu người của Trung Quốc.

Ngân sách năm 2016 là gần 1.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 154 tỷ USD), khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố kế hoạch hạn chế tốc độ tăng chi tiêu quân sự về mức một con số.

Ông Tập, người đồng thời nắm giữ Quân ủy Trung ương đầy quyền lực, kêu gọi tinh giản PLA theo kế hoạch đầy tham vọng, nhằm tạo ra một lực lượng chiến đấu hiện và đại ngang hàng với Mỹ vào năm 2027 - kỷ niệm 100 năm thành lập PLA.

Năm 2020, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 6,6%, lên thành 1.290 tỷ nhân dân tệ. Mức tăng này nhỏ hơn so với mức 7,5% vào năm 2019.

"Năm nay sẽ là một năm khó khăn đối với PLA", Liang Guoliang, nhà quan sát quân sự tại Hong Kong, nói trên South China Morning Post. Ông dự báo ngân sách quân sự của Trung Quốc sẽ tăng 8% cho năm 2021.

"Họ cần phải cân bằng chi tiêu giữa việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 với việc đạt được các mục tiêu hiện đại hóa của mình", ông lý giải.

Zhou Chenming, nhà nghiên cứu tại Bắc Kinh, đồng ý rằng ngân sách quân sự sẽ khó có thể tăng mạnh.

"Phục hồi sau đại dịch sẽ tiếp tục là lĩnh vực quan trọng trong năm nay", ông nói. "Ban lãnh đạo trung ương sẽ không tăng mạnh (ngân sách) cho PLA vì có rất nhiều bất ổn trong và ngoài nước".

Ông Zhou cũng cho rằng dù ngân sách PLA tăng bao nhiêu, mức tăng này cũng sẽ tính đến yếu tố lạm phát hoặc rất gần với dự báo tăng trưởng GDP.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất báo cáo tăng trưởng dương vào năm 2020, sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19. Hầu hết tỉnh thành đều công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2021, dao động trong 6%-10%.

Li Jie, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hải quân thuộc PLA, ước tính ngân sách quân sự của Trung Quốc sẽ tăng từ 6%-7% cho năm 2021.

“Hải quân, không quân và lực lượng tên lửa sẽ cần thêm (kinh phí) để nâng cấp và thay thế vũ khí và thiết bị (lỗi thời) của họ theo chương trình hiện đại hóa của PLA", ông nói.

Không quá 2% GDP?

Theo Bắc Kinh, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc không vượt quá 2% GDP, thấp hơn mức trung bình toàn cầu là 2,2%. Song con số của Trung Quốc gây tranh cãi vì một số nhà phân tích phương Tây chỉ ra rằng nhiều khoản ngoài ngân sách không được tính đến.

Quan doi Trung Quoc doi mat mot nam kho khan ve ngan sach anh 3

Một số khoản chi không được tính đến, bao gồm chi tiêu liên quan đến quân đội trong các chương trình hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Jonathan Holslag, giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Vrije Universiteit Brussel, Bỉ, cho biết những khoản này bao gồm tài trợ cho Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP) - bộ phận bán quân sự của PLA chuyên trách an ninh trong nước - cũng như cho rất nhiều nghiên cứu và chương trình phát triển quân đội.

"Hơn nữa, các hệ thống vũ khí quan trọng của Trung Quốc rẻ hơn so với các hệ thống tương đương ở Mỹ hay Nhật Bản", ông Holslag cho hay.

Theo chuyên gia, Trung Quốc cố ý giữ ngân sách quốc phòng chính thức ở mức dưới 2% GDP vì yếu tố chính trị.

Ông dự đoán ngân sách của PLA sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, khi Bắc Kinh nỗ lực xây dựng đất nước trở thành cường quốc toàn cầu có thể sánh ngang với Mỹ.

"Với tư cách cường quốc khu vực, Trung Quốc vượt trội hơn mọi nước láng giềng và thậm chí thách thức Mỹ - quốc gia vẫn đang lan tỏa năng lực của mình trên toàn cầu", ông Holslag nói.

"Nhưng để trở thành cường quốc toàn cầu và có thể độc lập bảo vệ các lợi ích sát sườn hay xa xôi, Trung Quốc vẫn cần ngân sách lớn hơn nhiều cho các hoạt động, căn cứ, tàu, máy bay ở nước ngoài. Ngân sách này cho phép Trung Quốc trở thành gã khổng lồ trong khu vực, nhưng chưa phải là cường quốc thế giới", ông Holslag nói.

Trong báo cáo mới nhất về chi tiêu quân sự của Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm điều chỉnh ước tính chi tiêu năm 2019 của PLA từ 1.800 tỷ nhân dân tệ xuống còn 1.660 tỷ nhân dân tệ - vẫn cao hơn 37% so với số liệu của chính phủ Trung Quốc.

Thiếu minh bạch

Chuyên gia quốc phòng Chi Le-yi ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) cho rằng các con số chính thức chỉ nên được xem là định hướng, không phải thực tế, bởi sự thiếu minh bạch về báo cáo chi tiêu từ những nơi có thẩm quyền.

"Ngay cả một số đại biểu quốc hội cũng phàn nàn rằng họ hoàn toàn không thể kiểm tra ngân sách quốc phòng, vì không ai trong số họ có thể đọc kỹ toàn bộ chồng tài liệu dày cộm chỉ trong vài giờ của kỳ họp hàng năm", ông Chi nói.

"Ví dụ, vẫn chưa rõ liệu một số khoản chi liên quan đến quân đội trong các chương trình hàng không vũ trụ có được tính vào ngân sách hay không", ông Chi nói.

Với khoảng 400 đại biểu, PLA và PAP tạo thành nhóm lớn nhất trong các kỳ họp quốc hội hàng năm.

Quan doi Trung Quoc doi mat mot nam kho khan ve ngan sach anh 4

Với khoảng 400 đại biểu, PLA và PAP tạo thành nhóm lớn nhất trong các kỳ họp quốc hội hàng năm. Ảnh: AFP.

Các sĩ quan và tướng lĩnh "phe diều hâu" dự kiến sử dụng cơ hội này để lên tiếng chống lại "các lực lượng ly khai và đòi độc lập" ở Đài Loan - nơi mà Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai và sẽ dùng vũ lực để thu hồi nếu cần thiết.

Tuy nhiên, theo ông Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng, những lời lẽ như vậy có thể vẫn chỉ là nói miệng.

Ông cho biết PLA vẫn thiếu các phi công và chỉ huy có kinh nghiệm cần thiết cho một cuộc tấn công quân sự nhằm vào hòn đảo.

Trong khi việc đối đầu quân sự ngay với Đài Loan trước mắt khó có thể xảy ra, nhà quan sát Zhou Chenming cho rằng PLA có thể biện minh cho việc tăng ngân sách bằng cách nhấn mạnh nhu cầu cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Không giống hầu hết cường quốc phương Tây, Trung Quốc đầu tư mạnh vào việc nâng cấp hải quân và mở rộng ảnh hưởng của mình ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Năm 2019, Trung Quốc hạ thủy hơn hai chục tàu chiến mới, bao gồm các tàu khu trục, cũng như các bến đổ bộ khổng lồ.

Năm nay, nước này dự kiến hạ thủy tàu sân bay thứ ba và bắt đầu đóng chiếc thứ tư. Cả hai tàu sân bay này được trang bị hệ thống máy phóng điện từ tân tiến nhất thế giới, mà hiện chỉ có trên các tàu của Mỹ.

Ông Tập ra lệnh cho quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu

Trong mệnh lệnh đầu tiên gửi đến lực lượng vũ trang năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh yêu cầu "sẵn sàng chiến đấu toàn thời gian".

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ ở biên giới

Truyền thông và các nguồn tin quốc phòng ngày 25/1 cho biết quân đội Ấn Độ và Trung Quốc lại đụng độ dọc theo biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya.

Đông Phong

Theo South China Morning Post

Bạn có thể quan tâm