Ngân hàng Trung ương Argentina. Ảnh: Reuters. |
Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đều đang phải vất vả để kiềm chế đà tăng của lạm phát. Trong đó, Argentina là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức lạm phát vượt quá 100% vào tháng 4 - chỉ thấp hơn 2 quốc gia khác trên thế giới là Venezuela và Zimbabwe.
Theo tuyên bố hôm 15/5, Ngân hàng Trung ương Argentina hy vọng việc tăng mức lãi suất lên 97% sẽ khuyến khích các khoản đầu tư vào đồng nội tệ của nước này.
Tình trạng lạm phát tăng cao đã khiến các khoản đầu tư bằng đồng peso giảm mạnh, dẫn đến việc đồng tiền này mất đi 23% giá trị so với đồng USD kể từ đầu năm nay.
Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Argentina vào tháng 10, ưu tiên lớn nhất của Bộ trưởng Kinh tế Sergio Massa là ngăn đà giảm giá trị của đồng peso và kiềm chế lạm phát. Bộ trưởng Massa được coi là ứng viên độc lập tiềm năng trong cuộc bầu cử tới, sau khi tổng thống đương nhiệm hồi tháng 4 cho biết không có ý định tái tranh cử.
Kết quả chiến dịch tranh cử của ông Massa sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các biện pháp kiểm soát lạm phát được ông đưa ra.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định việc tăng lãi suất sẽ không đem lại tác động đáng kể cho thị trường Argentina.
"Mọi người có cảm nhận rằng chính phủ đang thất bại trong cuộc chiến chống lạm phát. Tôi sợ rằng chính phủ đã hành động quá muộn. Việc tăng lãi suất, tuy là biện pháp chính được các ngân hàng trung ương sử dụng để chống lạm phát, thường mất một khoảng thời gian để có hiệu quả", ông Miguel Kiguel, một nhà phân tích tài chính và cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Argentina, trả lời CNN hôm 15/5.
"Khi ngân hàng nâng mức lãi suất, biện pháp này sẽ mất từ 2 đến 3 tháng để có tác động lên thị trường. Mốc thời gian này không giúp ích cho tình hình hiện tại ở Argentina", ông bổ sung.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.