Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng rót gần 1 triệu tỷ đồng tín dụng vào ĐBSCL

Đó là số liệu được Ngân hàng Nhà nước nêu ra trong hội nghị "Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL".

Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, cho biết kết quả hoạt động ngân hàng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tính đến hết tháng 11 ghi nhận các chỉ tiêu tích cực.

Cụ thể, tổng lượng huy động vốn ở khu vực này đạt 718.905 tỷ đồng, tăng 8,68% trong 11 tháng đầu năm. TổnG dư nợ tín dụng đạt 955.451 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cuối năm 2021.

Trong đó, tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021.

Một số mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng như ngành thủy sản đạt 112.455 tỷ đồng (chủ yếu cho vay ở nhóm cá tra và tôm), tăng 16% và chiếm gần 54% dư nợ thủy sản toàn quốc.

Dư nợ ngành lúa gạo đạt 89.388 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc. Dư nợ ngành rau quả đạt 19.441 tỷ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc.

TÍN DỤNG MỘT SỐ NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC ĐBSCL

NhãnThủy sảnLúa gạoRau quả
Dư nợ Tỷ đồng 1124558938819441

Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn thông tin đã đầu tư tín dụng cho khu vực ĐBSCL đến nay hơn 217.000 tỷ đồng (tập trung đến 83% dư nợ cho nông nghiệp nông thôn), tăng 10,5% so với năm 2021 và chiếm 15% tổng dư nợ của ngân hàng.

Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Việt Cường cho biết ngân hàng cam kết cung ứng đủ vốn tín dụng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn ĐBSCL cũng như trên cả nước.

Dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại Vietcombank đến nay đạt gần 160.000 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 1/4 số dư nợ trên dành cho khu vực ĐBSCL, tăng trưởng 17% so với thời điểm đầu năm.

Đại diện VietinBank cam kết dành hạn mức giải ngân thêm 5.000 tỷ đồng từ nay đến Tết nguyên đán và giảm lãi suất 20% so với lãi suất cho vay đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực ĐBSCL.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các TCTD tiếp tục tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, phân bổ tín dụng hợp lý cho khu vực trọng điểm như ĐBSCL.

NHNN chi nhánh các tỉnh cần nắm sát hoạt động cho vay, đặc biệt là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành thủy sản, lúa gạo, rau quả,…

Theo dõi sát tình hình thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn, đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng phục vụ thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng.

Đồng thời, làm việc thường xuyên với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn, thiết lập đường dây nóng để nắm bắt, chủ động xử lý các kiến nghị đối với hoạt động ngân hàng...

Doanh nghiệp và bài toán tiếp cận hơn 400.000 tỷ vốn tín dụng

Sau khi NHNN nới room tín dụng, dự kiến tổng dư nợ các ngân hàng có thể cho vay ròng trong tháng 12 lên tới hơn 400.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, không dễ để giải ngân hết số dư này.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm