Tùng Lâm là doanh nghiệp kinh doanh cáp treo và các dịch vụ du lịch tại khu di tích và danh thắng Yên Tử, Quảng Ninh. Doanh thu chủ yếu tập trung vào 3 tháng lễ hội đầu năm, nay với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công ty chịu ảnh hưởng nặng nề.
Cụ thể, trong thời gian cao điểm từ 25/1 đến 17/2 (tức 1/1 đến 24/1 âm lịch), lượng khách đến Yên Tử đạt 116.998 lượt, chỉ bằng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách đi cáp treo cũng chỉ đạt 79.478 lượt, bằng 29% so với năm ngoái. Hệ quả là hết quý I, doanh thu của công ty chỉ đạt 59.254 triệu đồng, giảm khoảng 69% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo theo doanh thu cả năm ước đạt khoảng 105.768 triệu đồng, giảm 70% so với 2019.
Các hàng quán tại khu danh thắng Yên Tử mọi năm vốn đông đúc, giờ vắng vẻ do dịch Covid-19. |
"Phải tạm đóng cửa khu di tích Yên Tử để phòng chống dịch, chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi bố trí lại nhân sự, vẫn chi 30-50% lương để đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Mặt khác, mỗi năm chúng tôi phải trả lãi ngân hàng khoảng 140 tỷ đồng. Với tình hình kinh doanh như hiện tại, áp lực này càng lớn", bà Hà cho biết thêm.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, Nhà nước và nhiều tổ chức tín dụng đã vào cuộc. Là một trong những ngân hàng đi đầu triển khai Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, BIDV đã đưa ra một số giải pháp như miễn giảm lãi; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; triển khai các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh mùa dịch.
BIDV hiện có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. |
Với công ty Tùng Lâm, BIDV đã chủ động đề nghị khảo sát hoạt động kinh doanh và cùng doanh nghiệp tìm giải pháp tài chính phù hợp, đồng thời giảm lãi suất các khoản vay hiện tại. “Từ khi Chính phủ công bố dịch vào ngày 6/1 Âm lịch, các ngân hàng tài trợ vốn cho chúng tôi đã thực sự vào cuộc. Đơn cử, BIDV đã hỗ trợ giảm 1% lãi suất các khoản vay hiện tại từ nay đến hết 31/12/2020. Điều này khiến chúng tôi thấy ấm lòng”, bà Hà cho biết.
Như vậy với việc giảm 1% lãi suất cho khoản vay 500 tỷ từ BIDV, doanh nghiệp của bà Hà sẽ tiết giảm được 5 tỷ tiền lãi trong năm nay. Đại diện doanh nghiệp này cũng mong muốn nhận được hỗ trợ trong 2-3 năm tiếp theo, như giãn nợ, giảm lãi suất, nâng hạn mức vay ngắn hạn để có nguồn trả lương cho lao động.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - TGĐ Công ty CP Phát triển Tùng Lâm . |
Hiện tại, theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN, dư nợ của nhóm khách bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và không có khả năng trả nợ đúng hạn là 926.000 tỷ đồng, chiếm hơn 11% tổng dư nợ. Với Thông tư 01 hướng dẫn cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay cho các khoản vay đến hạn mà không trả được do dịch, bước đầu đã có 21.753 tỷ đồng được tái cơ cấu.
Các ngân hàng đã miễn giảm lãi vay cho 8.000 khách với trên 350 tỷ đồng, xem xét miễn giảm lãi vay cho 34.350 khách với dư nợ 180.000 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục hồ sơ cho vay mới hơn 5.400 khách hàng với dư nợ 24.000 tỷ đồng.
BIDV đang triển khai một số giải pháp hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân: Hạ lãi suất cho vay mới 0,5-1,2% theo từng kỳ hạn; Triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, lãi suất 5,5-6,5% hỗ trợ khách hàng cá nhân; Triển khai gói tín dụng 20.000 tỷ đồng và 100 triệu USD hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp, với mức giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm đối với khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với khoản vay bằng USD; Triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME, lãi suất cho vay giảm 1% so với thông thường.
Ngoài ra, nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu khả năng lây nhiễm virus, BIDV triển khai các chính sách giảm phí giao dịch, các chương trình khuyến mại trên kênh ngân hàng điện tử.
Bình luận