Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng đã cho vay hơn 3 triệu tỷ đồng lãi suất thấp

Đây là doanh số cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch Covid-19 lũy kế từ 23/1/2020 đến nay của các ngân hàng với người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Phát biểu tại Hội nghị toàn ngành ngân hàng về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 03/2021 diễn ra sáng nay (14/4), ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tin về hoạt động cho vay hỗ trợ của các ngân hàng với người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cụ thể, số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết tính đến cuối tháng 3, các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 263.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ hơn 353.000 tỷ đồng. Số khách hàng được miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay thời gian qua cũng đạt trên 660.000 khách, dư nợ trên 1,27 triệu tỷ đồng.

Đặc biệt, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết tính từ 23/1/2020 đến nay, các ngân hàng đã cho vay mới lãi suất thấp hơn trước dịch đạt doanh số trên 3 triệu tỷ đồng, áp dụng với trên 452.000 khách hàng.

Thông tin về chương trình cho vay lãi suất 0% để người sử dụng lao động trả lương ngừng việc. Lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết đến thời điểm 31/1 năm nay, cũng là thời điểm dừng giải ngân theo quy định, NHNN đã giải ngân cho Ngân hàng Chính sách Xã hội 42,9 tỷ đồng. Theo đó, Ngân sách Chính sách đã cho vay trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố với dư nợ 41,82 tỷ với 245 người sử dụng lao động và trên 11.276 người lao động ngừng việc được áp dụng.

Tính đến nay, dư nợ còn lại của chương trình tại Ngân hàng Chính sách là 39,66 tỷ đồng.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TỪ ĐẦU NĂM 2021 ĐẾN NAY
Nguồn: NHNN
NhãnTháng 1Tháng 2Tháng 3Ngày 14/4
Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm % 0.760.662.932.7

Thông tin về hoạt động tín dụng chung toàn ngành quý I/2021, ông Tuấn Anh cho biết dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch... ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, doanh thu và dòng tiền trả nợ của khách hàng, từ đó tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

Tính đến cuối tháng 3, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 2,93% so với đầu năm, tương đương tổng dư nợ nền kinh tế ước đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng.

Trong cả năm 2021, NHNN định hướng mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12%, tương đương mức tăng năm 2020 (12,13%). Tuy vậy, chỉ tiêu này sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Trong đó, lãnh đạo NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục được điều hành theo hướng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Tiền trong ngân hàng vẫn dồi dào

Tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tín dụng trong quý I/2021, nhưng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn trong trạng thái dồi dào giúp lãi suất duy trì ở vùng thấp.

Ngân hàng dự báo tín dụng tăng 15% năm 2021-2022

Đây là dự báo của hầu hết tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm