Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VPBank kỳ vọng lãi vượt 16.600 tỷ đồng

Với chỉ tiêu dư nợ tín dụng tăng 16,6% cả năm nay, ban lãnh đạo VPBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế hợp nhất có thể tăng gần 28% so với năm 2020, đạt 16.654 tỷ đồng.

Đây là kế hoạch kinh doanh trong năm 2021 mà ban lãnh đạo VPBank dự kiến trình cổ đông thông qua tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên tới đây.

Cụ thể, nhà băng này ước tính tăng trưởng tổng tài sản hợp nhất cả năm nay có thể đạt 17,4%, đạt gần 491.900 tỷ đồng đến cuối năm 2021.

Trong đó, các chỉ tiêu tài chính như tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá dự kiến tăng 10,5%, đạt 327.280 tỷ; dư nợ cấp tín dụng tăng 16,6%, đạt 376.340 tỷ đồng vào cuối năm. Trong đó, mức tăng trưởng tín dụng này sẽ được thực hiện dựa trên hạn mức tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Với các chỉ tiêu tài chính này, VPBank ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm nay có thể đạt 16.654 tỷ đồng, tăng gần 28% so với số thu năm 2020, tương đương mức tăng ròng hơn 3.600 tỷ.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng nhấn mạnh các chỉ tiêu kế hoạch này được đưa ra dựa trên giải định và phân tích kịch bản tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và kế hoạch tăng trưởng ngành ngân hàng.

Vì vậy, HĐQT đề nghị cổ đông cho phép chủ động quyết định các định hướng hoạt động của ngân hàng cũng như việc điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và các giới hạn, chủ trương của NHNN.

KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA VPBANK

Nhãn20142015201620172018201920202021 kế hoạch
Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 16093096492981309198103241301916654

Trong năm 2020 trước đó, VPBank ghi nhận 13.019 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 26%. Khoản lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 10.414 tỷ đồng.

Sau khi trích lập các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển, phần lợi nhuận còn lại có thể dùng để phân phối cho cổ đông tại VPBank là 8.852 tỷ.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng dự kiến xin cổ đông giữ lại toàn bộ lợi nhuận kể trên để làm nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

Cũng tại đại hội lần này, VPBank dự kiến trình cổ đông phương án tái phát hành/bán cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn dành cho nhân viên (ESOP) và cho các nhà đầu tư mới. Hiện VPBank có hơn 75,2 triệu cổ phiếu quỹ, tạm tính theo giá thị trường (47.200 đồng/cổ phiếu), giá trị lô cổ phiếu quỹ này vào khoảng 3.500 tỷ đồng.

Trong phương án phát hành ESOP, HĐQT VPBank đề xuất bán 15 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho nhân viên. Trong đó, số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 3 năm, giải tỏa từng phần 30% sau 1 năm, 35% sau 2 năm và 35% sau 3 năm. Thời gian thực hiện dự kiến vào quý III/2021.

Ngoài ra, tại đại hội lần này, HĐQT ngân hàng cũng đề nghị cổ đông ủy quyền thực hiện một số nội dung quan trọng liên quan mua, bán vốn tại công ty con.

Cho phép HĐQT thống nhất về mặt chủ trương và thông qua các phương án thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện các ngành nghề kinh doanh được phép; hoặc các cơ hội liên kết, hợp tác hoặc các hình thức khác với các tổ chức tín dụng khác… Trong đó, giá trị các giao dịch này chiếm từ 20% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng mẹ.

Cùng với đó, HĐQT ngân hàng cũng mong muốn được tự quyết phương án bán vốn đầu tư tại các công ty con bao gồm quyết định tỷ lê bán; giá mua bán; đối tác mua bán…

Ngân hàng dự báo tín dụng tăng 15% năm 2021-2022

Đây là dự báo của hầu hết tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước.

VPBank chốt tương lai của FE Credit

Lãnh đạo VPBank kỳ vọng hoàn thành đàm phán bán vốn tại FE Credit cho đối tác trong quý II, nếu không sẽ IPO vào cuối năm nay.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm