Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng bơm ròng gần 23.000 tỷ đồng ra nền kinh tế sau nửa tháng

Đây là lượng tiền được các ngân hàng bơm ròng ra nền kinh tế thông qua kênh cho vay. Tính đến ngày 7/10, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 7,42% so với đầu năm.

Số liệu mới nhất kể trên được Phó thống đốc trường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III diễn ra chiều ngày 12/10.

Cụ thể, theo Phó thống đốc, tính đến ngày 7/10, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đã tăng 7,42% so với cuối năm 2020, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2020 (tăng 5,48%).

Lãnh đạo NHNN cho biết mức tăng trưởng tín dụng kể trên là con số tích cực trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp trong nhiều tháng qua, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương…

“Điều này cũng cho thấy trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch thì vẫn có những doanh nghiệp phát triển, cần vốn và các nhu cầu vốn này vẫn được đáp ứng”, Phó thống đốc chia sẻ.

Như vậy, so với số liệu từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 20/9 là 7,17%, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã ghi nhận mức tăng 0,25 điểm % trong hơn nửa tháng qua. Mức tăng này tương đương các ngân hàng đã bơm ròng ra nền kinh tế gần 23.000 tỷ đồng thông qua kênh cho vay trong 17 ngày gần nhất.

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TOÀN NỀN KINH TẾ
Nguồn: NHNN, Tổng cục Thống kê, Tổng hợp
NhãnTháng 1234567820/97/10
2020 % 0.10.171.311.4123.654.054.824.995.48
2021
0.760.662.954.174.956.446.927.427.177.42

Dù mức tăng trưởng kể trên chỉ tương đương 1/2 so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân 7 tháng đầu năm, nhưng việc các ngân hàng bơm ròng gần 23.000 tỷ đồng ra nền kinh tế qua kênh cho vay nửa tháng qua cũng đã chấm dứt tình trạng tăng trưởng âm của chỉ tiêu này trong 20 ngày đầu tháng 9.

Theo tính toán, đến ngày 7/10, tổng dư nợ toàn nền kinh tế đã đạt trên 9,874 triệu tỷ đồng.

Cũng tại cuộc họp báo, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết trong 3 quý đầu năm, cơ quan quản lý tiền tệ vẫn duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ đà phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ “vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”.

Đến ngày 7/10, tổng phương tiện thanh toán M2 cũng đã tăng 5,65% so với cuối năm 2020 và tăng 11,56% so với cùng kỳ.

Về điều hành lãi suất, từ đầu năm 2021, NHNN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động, cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, tiết giảm chi phí hoạt động để tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cuối tháng 8 tiếp tục giảm so với cuối năm 2020.

Theo báo cáo từ các nhà băng, đến cuối tháng 9 năm nay, doanh số cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch tính từ 23/1/2020 đã đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng, với 800.000 khách hàng. Số khách hàng được miễn, giảm, hạ lãi suất giai đoạn này cũng là 1,7 triệu khách hàng, với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ.

Lũy kế từ 23/1/2020 đến cuối tháng 9/2021, tổng số tiền lãi các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng vào khoảng 27.000 tỷ đồng.

Trong đó, riêng 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện giảm lãi suất cho vay với khách hàng theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng, tổng số tiền lãi đã giảm tính từ 15/7 đến cuối tháng 9 là 11.813 tỷ đồng, đạt 57,31% so với cam kết.​

Tín dụng đang tăng trưởng âm

Theo Tổng cục Thống kê, đến ngày 20/9, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 7,17%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ nhưng so với tháng 8, chỉ số này đã giảm 0,25 điểm %.

Tín dụng tăng chậm lại

Dưới tác động của dịch bệnh và quy định giãn cách xã hội, tăng trưởng tín dụng tháng 7 chỉ đạt 0,22% và đạt 0,74% trong tháng 8, thấp hơn rất nhiều so với những tháng trước đó.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm