Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngại dịch bệnh, người dân thay đổi thói quen mua sắm

Sự thay đổi thói quen mua sắm trong mùa dịch Covid-19 khiến nhiều siêu thị “quay cuồng” tìm nguồn cung. Trong khi đó, một số chuỗi bán lẻ vẫn sống khoẻ với lượng hàng dồi dào.

Giữa mùa dịch, tâm lý người dân mua tích trữ 30-40% khiến không ít siêu thị rơi vào tình trạng cháy hàng.

Người dân tăng cường tích trữ

Dịch viêm phổi cấp do Covid-19 làm đảo lộn đời sống của hàng triệu gia đình, cũng như kế hoạch kinh doanh của hàng nghìn doanh nghiệp, đặc biệt là các chuỗi bán lẻ. Lo lắng vì dịch bệnh, thói quen mua hàng của người tiêu dùng cũng dần thay đổi khi có xu hướng đến các siêu thị mua tích trữ đồ ăn, tiêu dùng cho cả tuần.

Anh Trương Quốc Thái, quản lý một siêu thị tại Hà Nội, chia sẻ: “Sức mua tại siêu thị trong 2 tuần gần đây tăng 30-40%, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nhiều khi không còn hàng để bán”.

VinMart anh 1

Nhiều mặt hàng như thực phẩm tươi sống, củ quả, đồ đông lạnh, mì tôm… thường xuyên hết sớm.

Đẩy chiếc xe hai vòng qua khu ẩm thực nhưng chưa mua đủ thực phẩm cho cả nhà, chị Thái Linh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, từ ngày có dịch bệnh, không riêng gì khẩu trang và nước rửa tay khô, nhiều mặt hàng khác thường xuyên hết sớm như thực phẩm tươi sống, củ quả, đồ đông lạnh, mì tôm…

Trong khi đó, chị Thu Hà (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng khệ nệ ôm 2 thùng mì ra khu vực thanh toán. Chị cho rằng với diễn biến phức tạp của bệnh dịch, chuẩn bị trước thực phẩm tích trữ sẽ cảm thấy an tâm hơn. “Để đến lúc nước tới chân mới nhảy thì không kịp nữa. Tôi cũng tin tưởng vào các biện pháp phòng dịch mạnh mẽ, hiệu quả của Nhà nước, nhưng phòng hơn chống”, chị Hà nói.

VinMart anh 2

Nhiều người cho rằng, trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch, chuẩn bị trước thực phẩm tích trữ sẽ cảm thấy an tâm hơn.

Lý giải việc nhiều gian hàng thực phẩm, rau củ quả và thịt thường xuyên trống, anh Trương Quốc Thái cho biết do sau Tết, lượng cung từ các nhà cung cấp nhỏ lẻ chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp chưa thể sản xuất đồng đều như trước. Thậm chí, các nhà cung cấp còn bị gián đoạn vì Covid-19.

Mặt khác, từ khi có dịch, nhiều người dân tới mua sắm với tâm lý tích trữ thực phẩm khiến nhiều thời điểm bị “cháy hàng”.

Cách giải bài toán khan hàng của siêu thị

Trong khi nhiều siêu thị quay cuồng tìm nguồn cung mùa dịch thì một số chuỗi bán lẻ vẫn sống khoẻ với lượng hàng hoá dồi dào. Đại diện chuỗi VinMart và VinMart+ cho biết, số lượng rau củ quả vẫn được hệ thống bán lẻ này cung ứng ổn định từ trước và sau Tết với hơn 31.000 tấn, dự trù trong mùa dịch bệnh vẫn có thể tăng thêm khoảng 40% số lượng, đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng.

Các loại thực phẩm khác như thịt lợn mát, bò, gà cũng được tăng sản lượng trong quý I từ 19% đến 20%. Cụ thể, với thịt lợn là 772 tấn, thịt bò là 599 tấn, thịt gà là 121 tấn…

Không khó hiểu khi VinMart và VinMart+ vẫn điềm tĩnh trong tâm bão, bởi chuỗi cung ứng của hệ thống siêu thị, cửa hàng này chủ động được nguồn cung, một vấn đề lớn mà ít nhà bán lẻ tại thị trường trong nước làm được.

Ngoài việc trồng rau sạch VinEco với 18 nông trường công nghệ cao trên khắp cả nước, VinMart và VinMart+ còn tự sản xuất các mặt hàng tiêu dùng riêng như hóa mỹ phẩm VinMart Home, thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn VinMart Cook, thực phẩm khô và thực phẩm nội trợ VinMart Good.

Trong khi thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn VinMart Cook giải quyết vấn đề tiết kiệm thời gian của các bà nội trợ, thì hệ thống nông trường công nghệ cao VinEco tự sản xuất rau - củ - quả sạch. Bên cạnh đó, hệ thống hơn 30 phòng, trạm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm của VinMart và VinMart+ cũng góp phần giúp người tiêu dùng an tâm trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Chưa kể, từ khi sáp nhập về Masan, chuỗi cung ứng của VinMart và VinMart+ mang đến hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng phong phú như thịt MeatDeli; các loại mì ăn liền như Omachi, Kokomi, xúc xích heo cao bồi, phở ăn liền Chin-Su...; các loại gia vị như nước mắm Nam Ngư, tương ớt Chin-Su, gia vị, hạt nêm...

Một chuyên gia bán lẻ nhận định: “Sự phát triển mạnh mẽ của VinMart và VinMart+ không phải là tăng trưởng vội vàng hay ‘ăn xổi’. Đó là thành công từ cách làm khác biệt khi xây dựng một chuỗi cung ứng từ gốc. Đây là sự đầu tư nghiêm túc, một tư tưởng mà nhiều nhà bán lẻ lớn trên thế giới đã và đang làm”.

Đồng quan điểm, nghiên cứu của McKinsey & Company cũng chỉ ra một trong những yếu tố giúp chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+ chiếm vị trí top đầu trên thị trường bán lẻ Việt là sở hữu mạng lưới cung ứng riêng.

“Họ không chỉ đưa cho khách hàng những sản phẩm duy nhất họ có, mà còn đảm bảo cung ứng không gián đoạn. Vì thế, trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng được duy trì ở mức tốt nhất”, nghiên cứu của McKinsey & Company nhận định.

Mộc Trà

Bình luận

Bạn có thể quan tâm