Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga yêu cầu Pháp, Đức bồi thường cho vùng Donbass

Chủ tịch Duma Nga Vyacheslav Volodin vào hôm 10/12 yêu cầu Pháp, Đức bồi thường cho vùng Donbass sau lời thừa nhận của bà Angela Merkel về mục đích thực sự của thỏa thuận Minsk.

Chủ tịch Duma Nga Vyacheslav Volodin. Ảnh: Tass.

"Tuyên bố của bà cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel có nghĩa rằng Pháp và Đức phải chịu một phần trách nhiệm về những gì đang diễn ra tại Ukraine. 2 quốc gia này sẽ phải bồi thường cho cư dân của vùng Donbass, những người đã phải chịu đựng cuộc xung đột kéo dài 8 năm với nhiều thiệt hại về người và của", Chủ tịch Duma (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin bày tỏ, theo Tass.

Chủ tịch Duma Nga Volodin đưa ra yêu cầu trên sau tuyên bố vào hôm 7/12 của cựu Thủ tướng Đức Merkel rằng các thỏa thuận hòa bình Minsk và Minsk II được 4 quốc gia Pháp, Đức, Ukraine và Nga ký kết vào năm 2014 và 2015 có mục đích kéo dài thời gian nhằm giúp Ukraine xây dựng năng lực quốc phòng.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Zeit, cựu Thủ tướng Merkel cho biết Ukraine đã dùng khoảng thời gian thỏa thuận hòa bình Minsk có hiệu lực để trở nên mạnh mẽ hơn.

"Ukraine vào những năm 2014 và 2015 không có tiềm lực lớn như thời điểm hiện tại. Mọi người đều biết rằng các thỏa thuận Minsk chỉ có tác dụng tạm dừng tình hình xung đột tại Ukraine do không có vấn đề nào được giải quyết trong nội dung của những văn kiện này", cựu Thủ tướng Merkel cho biết.

Bà Merkel nhận định nếu cuộc xung đột diễn ra vào năm 2014, Ukraine sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia thuộc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như ở thời điểm hiện tại.

Tình hình xung đột tại Ukraine trong thời gian gần đây vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Theo Reuters, trong khi các cuộc không kích bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine được đẩy mạnh, các thành viên thuộc NATO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ về vũ khí và tài chính cho quốc gia này.

Cạnh tranh Nga - Mỹ về vấn đề Ukraine

Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.

Belarus cho ngũ cốc từ Ukraine quá cảnh

Belarus thông báo với Liên Hợp Quốc sẽ cho phép ngũ cốc của Ukraine quá cảnh qua lãnh thổ nước này để tới Lithuania mà không cần bất cứ điều kiện nào.

Mỹ viện trợ thêm gói quân sự trị giá 275 triệu USD cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9/12 đã phê duyệt khoản viện trợ quân sự mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp tăng cường khả năng phòng không của nước này.

An Bình

Bạn có thể quan tâm