Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói nếu Washington cung cấp tên lửa cho Kyiv sẽ giảm cơ hội đi đến một giải pháp ngoại giao cho căng thẳng ở biên giới Ukraine, Reuters đưa tin.
Trong một tuyên bố riêng rẽ, một thứ trưởng khác của Bộ Ngoại giao Nga là ông Alexander Pankin cho biết Moscow hy vọng căng thẳng ở Ukraine và những yêu cầu an ninh của Nga có thể được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao, theo hãng thông tấn Interfax.
Hệ thống THAAD (Terminal High Altitude Area Defense - Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối) có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung đang bay đến trong và ngoài bầu khí quyển.
Theo TASS, radar AN/TPY-2 sử dụng trong hệ thống chống tên lửa THAAD cho phép Ukraine và các nước NATO khác "quan sát sâu" vào bên trong lãnh thổ Nga với phạm vi lên tới 1.000 km.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đặt tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters. |
Mỹ và một số thành viên NATO đã tiếp tế vũ khí, đạn dược giúp Ukraine củng cố năng lực quốc phòng trước mối đe dọa từ động thái điều binh của Nga.
Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden phê chuẩn gói viện trợ quân sự trị giá 200 triệu USD cho Ukraine, ít nhất 8 máy bay vận tải chở đầy trang thiết bị quân sự của Mỹ đã hạ cánh tại Kyiv, theo Wall Street Journal.
Đến nay, Mỹ đã viện trợ Ukraine một số trang thiết bị quân sự như đạn pháo, tên lửa chống tăng, tên lửa phá công sự, súng phóng lựu đạn, thiết bị nổ định hướng, vũ khí cá nhân.
Washington không ngừng cáo buộc Điện Kremlin đang chuẩn bị một kế hoạch xâm lược Ukraine, khi triển khai hơn 100.000 binh lính dọc biên giới hai nước, và tổ chức tập trận chung với Belarus - quốc gia tiếp giáp phía bắc Ukraine.
Moscow phủ nhận mọi cáo buộc xâm lược, yêu cầu khối quân sự NATO không kết nạp Ukraine làm thành viên, cũng như không mở rộng liên minh về phía đông - những điều mà Nga cho là đe dọa đến an ninh quốc gia.