Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga phát triển tên lửa để đáp trả hành động của Mỹ

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết việc Moscow phát triển tên lửa là vì Mỹ không đáp ứng đề xuất của nước này về hạn chế triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu.

Phát biểu tại hội nghị không phổ biến vũ khí ở Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết quyết định phát triển vũ khí trước đây bị cấm bởi một thỏa thuận không còn tồn tại, chỉ là phản ứng trước các động thái của Washington, Sputnik cho biết.

Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất cấm triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu và các khu vực khác. Tuy nhiên, NATO đã phớt lờ đề xuất này và nói rằng nó không đáng tin cậy.

Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô vào năm 1987, đã bị chấm dứt vào ngày 2/8, khi Washington tuyên bố rút khỏi thỏa thuận, sau khi Mỹ đình chỉ các nghĩa vụ của INF 6 tháng trước.

Cả Washington và Moscow nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm INF, trong đó cấm phát triển và triển khai các loại tên lửa có tầm bắn từ 500-5.500 km.

Hiep uoc INF anh 1
Tên lửa hành trình Iskander-K của Nga, vũ khí được cho là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Hiệp ước INF. Ảnh: Military Today.

Bộ trưởng Lavrov cho biết Mỹ tuyên bố rằng các cuộc đàm phán về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) mới chỉ có thể tiến hành nếu có sự tham gia của Trung Quốc. Hiệp ước START II được ký kết giữa Mỹ và Nga vào năm 2010, là hiệp ước cắt giảm vũ khí duy nhất còn lại giữa hai nước.

START II sẽ hết hiệu lực vào năm 2021, nhưng Washington vẫn chưa công bố kế hoạch gia hạn. Thay vào đó, Mỹ muốn kéo Trung Quốc vào cuộc đàm phán để ký một thỏa thuận 3 bên. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối đề xuất này.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Moscow trước tuyên bố “NATO đang chết não” của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Ngoại trưởng Lavrov, cho biết với tư cách là lãnh đạo một quốc gia thành viên NATO, tổng thống Macron có đủ khả năng để đánh giá tình trạng của liên minh.

“Đó là lợi ích của chúng tôi, vì chính sách đối ngoại của chúng tôi là phát triển, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với NATO và sẽ không mất nhiều thời gian để làm điều này ngay khi NATO trở nên tốt đẹp hơn”., Ngoại trưởng Lavrov nói.

TT Putin tuyên bố chế tạo tên lửa đạn đạo mới để đáp trả Mỹ

Tổng thống Putin khẳng định sẽ sản xuất mới các tên lửa đạn đạo và tên lửa dẫn đường tầm trung từng bị cấm một thời theo hiệp ước kiểm soát vũ khí với Mỹ.

Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Washington đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung ký với Liên Xô vào năm 1987, động thái có thể kéo theo những hệ lụy khó lường.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm