Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga đổi luật để có thể đáp trả hạt nhân với các 'tấn công chiến lược'

Hội đồng Liên bang Nga đưa ra đề xuất thay đổi chính sách cốt lõi của nước này trong vấn đề hạt nhân trong một động thái nhằm đáp trả việc Mỹ dọa rút khỏi hiệp ước INF.

Theo RIA, Hội đồng Liên bang Nga (thượng viện) ngày 21/11 đã đề xuất sửa đổi các chính sách lõi của nước này trong vấn đề hạt nhân, trong đó có quy định về điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân.

Bản dự thảo của đề xuất này đã được thông qua bởi Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang.

Theo văn bản này, Ủy ban liên ngành của Hội đồng An ninh Liên bang Nga có khuyến cáo “chuẩn bị phiên bản mới của bộ ‘Nguyên tắc cơ bản của Chính sách ngăn chặn hạt nhân của Liên bang Nga’, bao gồm định nghĩa về điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng như để đưa ra quyết định phản ứng trước việc sử dụng vũ khí siêu âm và vũ khí chiến lược phi hạt nhân khác của kẻ thù”.

vu khi hat nhan Nga anh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với các quan chức Bộ Quốc phòng ngày 20/11. Ảnh: Kremlin.ru

Trước đó vào ngày 20/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất thảo luận các biện pháp đối phó của Nga liên quan đến việc Mỹ có kế hoạch rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).

Trong cuộc họp với các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng, Tổng thống Putin nhấn mạnh: "Chúng ta sẵn sàng đối thoại với các đối tác Mỹ về vấn đề then chốt này và hy vọng họ sẽ xem xét vấn đề này một cách có trách nhiệm. Chắc chắn việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF không thể và sẽ không xảy ra mà không có sự đáp trả từ Nga”.

Vào tháng 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước này dự định rời khỏi Hiệp ước INF, cáo buộc Nga vi phạm nhiều lần các thỏa thuận. Điện Kremlin bác bỏ các cáo buộc và cảnh báo Nga sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh nếu Washington rút khỏi hiệp ước.

TT Trump tuyên bố rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Tổng thống Trump xác nhận Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân tầm trung ký với Nga, mở ra viễn cảnh đưa đối đầu hạt nhân nguy hiểm trở lại châu Âu sau gần 3 thập niên.

NATO muốn Trung Quốc ký hiệp ước hạn chế tên lửa hạt nhân

Lãnh đạo NATO bày tỏ lo ngại khi Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển tên lửa, ủng hộ mở rộng hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung và buộc Bắc Kinh phải tuân thủ.

Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm