Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga cắt khí đốt, Ba Lan và Bulgaria có lựa chọn nào thay thế?

Nga ngừng đáp ứng khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria giữa lúc hai quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của Moscow đang tìm thêm lựa chọn thay thế để đối phó với tình hình mới.

nga ngung cung cap khi dot cho ba lan va bulgaria anh 1

Hôm 27/4, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga lên tiếng xác nhận ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan và Bulgaria khi hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng ruble theo yêu cầu Moscow với những quốc gia “không thân thiện”.

Đây là lần đầu tiên Nga cắt khí đốt đối với các khách hàng châu Âu kể từ khi Moscow tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine hôm 24/2 - một động thái cứng rắn để đáp trả lại đòn trừng phạt của phương Tây.

Ba Lan và Bulgaria phụ thuộc thế nào vào khí đốt của Nga?

Gazprom cung cấp gần một nửa nhu cầu hàng năm của Ba Lan - 10 tỷ m3 so với tổng lượng tiêu thụ trên 20 m3.

Các công ty tiêu thụ khí đốt công nghiệp hàng đầu hiện chưa bị ảnh hưởng bởi việc Nga ngừng cung cấp. Thủ tướng Ba Lan hôm 27/4 nói rằng ông hy vọng sẽ không cần phải dùng đến những biện pháp dự phòng nhằm bảo vệ các hộ gia đình trước tình hình mới - điều có thể ảnh hưởng tới các công ty này.

Các nhu cầu còn lại của Ba Lan được đáp ứng thông qua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển đến các kho tại Swinoujscie. Khoảng 4 tỷ m3 được sản xuất trong nước, trong khi 3 tỷ m3 còn lại nhận từ Cộng hòa Czech và Đức.

Bulgaria tiêu thụ khoảng 3 tỷ m3 khí đốt mỗi năm. Khoảng 90% trong số đó đến từ việc nhập khẩu sản phẩm của Gazprom thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này cũng nhận được một lượng nhỏ khí đốt từ Azerbaijan.

Lựa chọn nào khác cho Ba Lan và Bulgaria?

Dữ liệu cho thấy kho chứa khí đốt 3,5 tỷ m3 của Ba Lan đã đầy 76%. Con số này gấp đôi mức ghi nhận từ một năm trước. Điều này giúp Warsaw có thể tiếp tục cung cấp các đơn hàng theo yêu cầu cho đến khi mùa hè kết thúc.

Mức tiêu thụ khí đốt của nước này thường giảm xuống khoảng 1 tỷ m3 mỗi tháng trong mùa có thời tiết ấm áp hoặc nóng nực.

Trong khi đó, kho chứa 550 triệu m3 khí đốt của Bulgaria chỉ đầy 17,6%.

Ba Lan có thể nhận khí đốt thông qua hai đường ống liên kết với Đức và một đường ống khác với Cộng hòa Czech có thể cung cấp tới 1,5 tỷ m3 hàng năm.

Nước này sẽ mở thêm 3 đường ống trong năm nay. Một cái liên kết với Lithuania có công suất hàng năm là 2,5 tỷ m3 mở vào ngày 1/5 tới, một cái liên kết với Slovakia có công suất là 5-6 tỷ m3 hoạt động vào cuối năm. Cái còn lại là kết nối với Na Uy, hoạt động vào tháng 10 với công suất lên tới 10 tỷ m3.

Bulgaria sẽ chọn nhập khẩu khí đốt từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria cho biết nước này cũng sẽ tìm kiếm lựa chọn khác để khai thác các hoạt động mua khí đốt chung của EU.

Nước này hy vọng nguồn cung từ Azerbaijan sẽ tăng lên sau khi hoàn thành một liên kết đường ống quan trọng với Hy Lạp vào cuối năm nay.

Bộ trưởng phụ trách an ninh năng lượng Piotr Naimski cho biết nhờ các tuyến đường cung cấp thay thế hiện tại và đang chờ được xử lý của Ba Lan, Warsaw vẫn an toàn nếu không có nguồn cung từ Gazprom trong vài tháng.

Chính phủ Bulgaria cho biết việc giao hàng đến tay người tiêu dùng đã được đảm bảo trong ít nhất một tháng. Họ không có kế hoạch hạn chế nguồn cung trong thời điểm hiện tại.

Các nhà phân tích cho rằng Sofia nên khẩn trương ký kết thỏa thuận với các nhà cung cấp LNG như Qatar, Algeria và Mỹ, cũng như nỗ lực tăng cường nhận hàng từ Azerbaijan.

Trong khi đó, Bulgaria cũng nên tìm cách ký thỏa thuận với Romania và Hy Lạp để đảm bảo quốc gia này có thể sử dụng bất kỳ nguồn khí đốt dự phòng nào mà hai nước này có.

Ba Lan, Bulgaria nhận khí đốt từ láng giềng EU để thay thế Nga

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Ba Lan và Bulgaria đang nhận khí đốt từ các nước láng giềng EU, sau khi tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga dừng cung cấp.

Gazprom lên tiếng về quyết định cắt khí đốt tới Ba Lan và Bulgaria

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga ngày 27/4 cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan sau khi hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Anh 'tien thoai luong nan' hinh anh

Anh 'tiến thoái lưỡng nan'

0

Chiến thắng của ông Donald Trump có khả năng đẩy Anh vào thế tiến thoái lưỡng nan: Ngả theo Mỹ - đồng minh lớn mạnh nhất, hay nghiêng về châu Âu - đối tác thương mại lớn nhất?

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm