Visa hôn nhân là một trong những loại visa có số lượng hồ sơ đăng ký cao nhất tại Australia. Hàng năm, số lượng visa này được cấp rất nhiều nhưng cũng bị từ chối không ít do chưa đáp ứng đủ yêu cầu của Bộ Di trú. Vì vậy, việc chuẩn bị hồ sơ để xin visa theo diện này cần được thực hiện cẩn thận.
Nộp hồ sơ đúng mục đích và phù hợp với tình hình của từng đối tượng là “chìa khóa” quan trọng giúp bạn định cư tại Australia thành công. Visa hôn nhân gồm 3 diện là đính hôn, kết hôn và sống chung. Mỗi diện đều có những lưu ý khác nhau.
Visa kết hôn Australia (partner visa)
Visa kết hôn gồm 2 loại là subclass 309/100 - dành cho người nộp đơn ngoài Australia và subclass 820/801 - dành cho người nộp đơn trong Australia. Để nộp đơn loại này, trên mặt pháp lý, bạn cần phải có giấy đăng ký kết hôn và khai báo là vợ chồng.
Bước đầu tiên, bạn sẽ cần đăng ký kết hôn, sau đó chuẩn bị hồ sơ, bằng chứng và nộp phí hồ sơ. Thời gian chờ đợi để được cấp visa khi ở ngoài Australia có thể dao động 10-16 tháng, có một số trường hợp có thể nhanh hoặc chậm hơn. Thời gian xét duyệt visa khi ở trong trong Australia có thể kéo dài 16-23 tháng.
Điểm có lợi của visa kết hôn 309/100 là khi sang đến Australia, bạn đã là người tạm trú và sẽ được cấp thường trú sau 2 năm kể từ ngày nộp đơn.
Visa kết hôn gồm 2 loại là subclass 309/100 và subclass 820/801. |
Visa đính hôn Australia (prospective marriage)
Visa đính Australia (subclass 300) dành cho các cặp đôi đã đính hôn và có hứa hôn. Loại visa này chỉ dành cho người ở ngoài Australia, không yêu cầu đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh cho Bộ Di trú rằng mình sẽ kết hôn khi đến xứ sở kanguru trong khoảng 9 tháng. Thời gian chờ visa đính hôn có thể dao động 6-12 tháng.
Khi đến Australia bằng visa này, bạn không phải là thường trú nhân nên phải kết hôn và nộp visa xin tạm trú trong thời gian 9 tháng. Và thời gian chờ visa kết hôn tạm trú tại Australia có thể kéo dài đến 23 tháng và mất 3 năm để xin được là thường trú nhân. Trong khi đó, nếu quyết định nộp visa kết hôn ngay từ đầu, 2 năm sau bạn có quyền được xin thường trú Australia.
Tuy nhiên, để có thể xin được thường trú Australia, bạn sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn visa kết hôn Australia.
Sống chung không hôn thú
Đây cũng là partner visa (subclass 309/100 và 820/801) nhưng dành cho các cặp đôi chung sống với nhau trên 12 tháng mà không kết hôn. Tuy nhiên, loại này phổ biến hơn cho các cặp đôi ở Australia và không muốn kết hôn. Dạng sống chung ngoài giá thú này phù hợp cho các cặp đôi đồng giới nhiều hơn, bởi trên mặt pháp lý họ chưa được công nhận kết hôn.
Đối với dạng visa này, những ai không chứng minh được mối quan hệ trên 12 tháng thì có thể đăng ký mối quan hệ để được miễn khoản chứng minh sống chung 12 tháng.
Bà Đào Nguyễn - đại diện Công ty Dịch vụ Di trú Đào Nguyễn. |
Theo bà Đào Nguyễn, đại diện Công ty Dịch vụ Di trú Đào Nguyễn, nếu nhìn nhận một cách công tâm về mặt pháp lý thì không loại visa nào dễ xin cả. Các điều kiện và yêu cầu pháp lý dành cho visa đính hôn, kết hôn và sống chung đều khó như nhau, vì phải chứng minh mối quan hệ rõ ràng cho Bộ Di trú. Do đó, dù định cư theo bất kỳ diện nào, bạn cần tìm hiểu thông tin thật kỹ càng, tham khảo tư vấn từ luật sư hoặc các công ty di trú định cư có uy tín.
Công ty Dịch vụ Di trú Đào Nguyễn
Website: ditrudaonguyen.com Fanpages: facebook.com/ditrudaonguyen Văn phòng tại Australia: Tầng 1, 4/70-72 John Street, Cabramatta NSW 2166; ĐT: 028866 6316 - 0459989898. Văn phòng tại Việt Nam: Tòa nhà Sở Công Thương, lầu 8, 163 Hai Bà Trưng, quận 3, TP.HCM; ĐT: 02866609998 - 0927808088.
Bình luận