Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nắm vững ‘Từ điển tâm lý’ để hiểu mình, biết người

Cuốn sách đề cao những yếu tố tâm lý học có tính thực tiễn cao giúp độc giả hiểu rõ chính mình, cũng như xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp.

Con người có rất nhiều mặt tính cách và vô số những cảm xúc khác nhau. Khi ta hiểu được tính cách và cảm xúc của bản thân hay đối phương thì việc trao đổi, giao tiếp sẽ dễ dàng hơn. Cuốn sách này sẽ giúp các bạn hiểu được tính cách và cảm xúc là gì, và ta nên phản ứng với chúng ra sao?.

Review sach Tu dien tam ly anh 1

Sách Từ điển tâm lý. Ảnh: Read Books.

Từ điển tâm lý do tác giả Shozo Shibuya biên soạn, được chia thành ba chương được trình bày một cách khoa học, dễ hiểu giúp người đọc dễ dàng trong việc tiếp cận những kiến thức tâm lý mà cuốn sách muốn truyền tải.

Chương một của cuốn sách sẽ bàn luận một số chủ đề quan trọng đã được chắt lọc từ khối kiến thức nghiên cứu tâm lý học đồ sộ. Trong phần này, tác giả sẽ giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức cơ bản về tính cách và cảm giác của con người, đồng thời đưa ra những phương pháp để lý giải chúng một cách chính xác.

Theo Từ điển tâm lý, tính cách là thứ tồn tại bên trong mỗi cá nhân, là tổ chức năng động của hệ thống thần kinh và thể chất, quyết định những suy nghĩ và hành động mang tính đặc trưng của từng người.

Tính cách không tồn tại riêng biệt, không bao hàm tính di truyền và tố chất cá nhân. Tác giả cuốn sách chỉ ra rằng, “tính cách con người là suy cho cùng là thứ chúng ta có được khi tham gia vào xã hội”.

Nhờ có việc phân tích chi tiết và nguồn gốc và các hình thức tạo nên tính cách, bạn sẽ có được những thấu hiểu nhất định về bản chất của tính cách, để thích ứng với từng hoàn cảnh xã hội bạn đương đầu.

Chương hai, cuốn sách sẽ thống kê những từ vựng được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, giải thích và đào sâu nghiên cứu để lý giải từng loại tính cách và cảm xúc được thể hiện trong những từ ngữ ấy.

Tác giả đưa ra những từ vựng thuộc về tính cách như: Ác khẩu, ái kỷ, ám ảnh, ấu trĩ, ba phải, bi quan, bất mãn, chan hòa, chán nản, cô độc, cổ hủ, dằn vặt, dè dặt, dối trá, căng thẳng…và đưa ra những tình huống, giải thích chi tiết cho từng từ vựng, giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan, sâu sắc.

Ví dụ trong từ vựng nhu nhược, tác giả giải thích: “Nhu nhược là cứ xử quá rụt rè, không thể hiện được bản thân”, từ đó ông đưa ra những từ gần nghĩa và trái nghĩa với từ này.

Review sach Tu dien tam ly anh 2

Cuốn sách được trình bày khoa học, lôi cuốn giúp đọc giả tiếp cận kiến thức dễ dàng. Ảnh: Read Books.

Tiếp đến là phần phân tích chi tiết những biểu hiện của tính cách nhu nhược, và đưa ra những phương pháp giúp mỗi cá nhân cải thiện được sự nhu nhược trong tính cách.

Hệ thống từ vựng được trình bày theo thứ tự như trong từ điển, độc giả có thể tra cứu về bất kỳ loại tính cách nào khi cần thiết.

Việc nắm bắt tính cách và cảm xúc của người khác một cách khách quan rất khó khăn. Thế nhưng, người ta vẫn thường sử dụng ngôn từ như một loại phương tiện để lý giải những tầng tâm lý bị chôn sâu thẳm trong trái tim mỗi người.

Ta sẽ thấy ngôn ngữ có cách riêng để biểu đạt tính cách của mỗi cá nhân. Vì vậy, ta hoàn toàn có thể lý giải tính cách và cảm xúc của một người thông qua ngôn ngữ mà người đó sử dụng.

Cho dù một người có hiểu biết về tính cách và cảm xúc đến từ đâu, nhưng nếu không tận dụng được lợi thế đó vào việc đối nhân xử thế thì thật lãng phí. Thế nên, chương ba của cuốn sách sẽ giới thiệu đến bạn đọc những tình huống thực tiễn về cách giao tiếp và kỹ năng ứng xử.

Trong phần này, độc giả sẽ được gặp những phương thức giúp bạn nhận biết được cảm xúc của người khác, hay cách “phá băng” khi không thể mở lòng, đối diện trong lần gặp mặt đầu tiên, hoặc cách để duy trì cuộc nói chuyện mà bạn không cần phải nói nhiều…

Những tình huống thực tế hữu ích đó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn khi kết nối với xã hội, đặc biệt là xã hội đô thị hiện đại.

Với ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu và đầy cuốn hút, cuốn sách Từ điển tâm lý có thể trở thành một cẩm nang hữu ích để độc giả áp dụng tăng cường kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Shozo Shibuya sinh năm 1946 tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ông có bằng tiến sĩ ở Đại học Đô thị Tokyo, chuyên ngành Tâm lý học và Văn học. Ông từng là giáo sư khoa Xã hội học và khoa Nghiên cứu tâm lý hệ sau đại học tại Đại học Mejiro, và hiện giữ hàm Giáo sư danh dự của trường.

Các tác phẩm của ông gồm có: Cuốn sách có thể điều khiển tâm lý; Sổ tay thí nghiệm thú vị về tâm lý; Tâm lý học xấu – Nghiêm cấm lạm dụng; Phương pháp đối xử với người gây rối; Khả năng thương lượng siêu hạng…

Cho tôi xin nương nhờ lúc thở than

Vẫn biết phải tự mình vượt qua chính khó khăn của bản thân nhưng xin hãy cho chúng ta đôi lần được than thở, để nhẹ lòng mà bước tiếp.

Thủy Vũ

Bạn có thể quan tâm