Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Năm vấn đề cần làm để quản lý giá đất

Quy định của pháp luật trên thực tế trong nhiều năm qua tạo cơ hội cho không ít cá nhân và tổ chức giàu lên nhanh chóng từ đất đai, trong đó có cả tham nhũng.

Đó là ý kiến của Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc Lê Thị Nguyệt. Bà cho biết:

"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, có nghĩa dân phải được thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua quy định của pháp luật, nhưng thực tế lại chưa diễn ra như vậy. Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đưa ra khá nhiều giải pháp cho các bức xúc, vướng mắc hiện nay dưới dạng nguyên tắc và giao cho Chính phủ hướng dẫn. Bên cạnh đó còn rất nhiều bức xúc vẫn chưa có giải pháp. Quy định của dự thảo sửa đổi không thay đổi gì nhiều so với các quy định của luật hiện hành.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc Lê Thị Nguyệt.

Chỉ nói riêng về giá đất cũng đã thấy có rất nhiều việc phải làm. Từ kinh nghiệm nhiều nước cho thấy một số việc cần làm, cụ thể là:

Một, giảm bớt các trường hợp cần tới sự quyết định giá đất của cơ quan nhà nước, khuyến khích sự đồng thuận giữa các bên có chung lợi ích từ đất đai theo cơ chế thị trường;

Hai, tách thẩm quyền quyết định giá đất ra khỏi thẩm quyền quyết định về đất đai, nói cách khác là không tập trung quyền quyết định toàn bộ về đất đai vào một cơ quan nhà nước để giảm tính độc quyền;

Ba, tạo quy trình thống nhất về quyết định giá đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Trong đó bước thứ nhất là thuê dịch vụ định giá đất độc lập và bước thứ hai là thẩm định giá đất của một hội đồng chuyên môn.

Bốn, hình thành hành lang pháp lý chặt chẽ, tạo cho dịch vụ giá đất theo hướng quản lý nghề nghiệp chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để có một hệ thống định giá độc lập, chất lượng cao và thực sự khách quan.

Năm, đảm bảo tính minh bạch cao từ pháp luật, thực thi pháp luật và thông tin nhằm giảm nguy cơ tham nhũng từ quyết định sai trái về giá đất, gây tác động xấu tới phát triển kinh tế, có biểu hiện qua các hiện tượng đầu cơ đất đai, sốt đất, bong bóng bất động sản, tồn kho bất động sản... như đã gặp trong thời gian qua.

Việc giảm bớt các trường hợp do nhiều cơ quan nhà nước trực tiếp quyết định giá đất có thể thực hiện theo một cách hạn chế áp dụng cơ chế nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất như đã đề xuất ở trên. Chỉ thực hiện trong một số trường hợp thực sự cần thiết về quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Vì vậy, theo tôi việc giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh quy định, quyết định giá đất là chưa khách quan, khó công bằng, chưa chặt chẽ, khó tránh khỏi sự thiên lệch từ các cuộc vận động hành lang của chủ thể được giao đất. Bởi vì UBND tỉnh là cơ quan phê duyệt quyết định các dự án công trình liên quan đến thu hồi, sau đó UBND tỉnh quy định quyết định giá đất thì cách làm này gần như vừa đá bóng, vừa thổi còi".

Theo Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm