Khởi nghiệp chỉ với 11 triệu đồng, Bùi Hữu Nghĩa chưa một lần có ý định bỏ cuộc. Trở thành nhân vật trẻ tuổi nhất trong top 250 nhà bán hàng có doanh thu cao nhất Lazada chỉ sau một năm “lên sàn” như phần thưởng ngọt ngào cho lòng đam mê và sự kiên định của chàng sinh viên trẻ.
Từ năm lớp 10, Bùi Hữu Nghĩa đã thích nghệ thuật và thi đậu Nhạc viện TP.HCM. Lớn hơn, niềm yêu thích của Nghĩa dần dịch chuyển sang lĩnh vực kinh doanh. Năm 19 tuổi, để thỏa mãn cả hai niềm đam mê, Nghĩa khởi nghiệp trên nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam, với gian hàng thời trang đầu tiên mang tên Evolpo. Chưa đầy 3 năm sau, chàng trai sinh năm 1999 phát triển thêm một thương hiệu thời trang, cũng trên sàn thương mại điện tử này.
Gia đình không có truyền thống kinh doanh, những ngày đầu khởi nghiệp, hành trang giắt lưng của chàng sinh viên trẻ là con số 0 tròn trĩnh: Không kinh nghiệm, không người chỉ dẫn, không mối quan hệ, không rành làm sổ sách, không biết tính toán dòng tiền, không giỏi kỹ năng đàm phán, thiết kế banner đơn giản cho gian hàng cũng chưa từng làm qua. Thậm chí, quyết định khởi nghiệp của anh cũng không được gia đình ủng hộ.
Kinh doanh tự thân ở tuổi 19, số vốn 11 triệu đồng có thể khiêm tốn, nhưng đam mê và quyết tâm thì có thừa. Nghĩa tự tin mở gian hàng Evolpo trên Lazada. Cái tên Evolpo - kết hợp giữa Evolution (Sự phát triển) và Power (Sức mạnh) đã gửi gắm trọn vẹn ý chí và tham vọng ấy.
Để cân bằng việc học và kinh doanh, Nghĩa bắt đầu mỗi ngày sớm hơn. Anh dậy từ 5h sáng để chuẩn bị bài vở và đến trường. Kết thúc buổi học, thay vì tụ tập bạn bè, Nghĩa về nhà và vùi mình vào công việc.
Tận dụng căn phòng nhỏ làm văn phòng, chiều nào của Nghĩa cũng bận rộn trong việc chốt đơn, gói hàng để kịp gửi các nhân viên giao vận của Lazada.
“Khi muốn sẽ tìm cách, không muốn thì tìm lý do, với mình, luôn có cách để cân bằng giữa việc học và kinh doanh”, Nghĩa quả quyết.
"Chân ướt chân ráo" lên sàn, Lazada tổ chức bao nhiêu khoá học bán hàng, Nghĩa đăng ký tham gia bằng hết. Chàng trai sinh năm 1999 từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng bán, vận hành gian hàng và chăm sóc người mua.
Dù đã khá quen với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên viên Lazada từ những ngày đầu tìm hiểu thông tin, đến khi bắt tay xây dựng gian hàng, Nghĩa vẫn không khỏi bất ngờ trước sự hỗ trợ nhiệt tình và chuyên nghiệp của sàn thương mại điện tử này.
“Ở Lazada, mỗi gian hàng đều có một anh/chị KAM (Key Account Management - Quản lý khách hàng trọng yếu) hỗ trợ sát sao. Khi có thắc mắc về cách vận hành, chị KAM shop mình hỗ trợ gần như lập tức. Thậm chí, những bí quyết kinh doanh như sản phẩm nào có thể trendy, nên bổ sung sản phẩm nào để đón đầu xu hướng… cũng được chị KAM tư vấn tỉ mỉ. Điều đó giúp những nhà bán hàng như mình có cái nhìn thị trường bao quát hơn, không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu người tiêu dùng, mà còn tăng tỷ lệ chốt đơn”, Nghĩa chia sẻ.
Chàng trai trẻ cũng đặc biệt hứng thú với các buổi offline do Lazada tổ chức cho nhà bán hàng. Đây là nơi mọi người giao lưu, chia sẻ và mở rộng mối quan hệ trên sàn, là cơ hội để anh nghe được nhiều câu chuyện bán hàng, tích luỹ thêm kinh nghiệm, cũng như kỹ năng vận hành gian hàng.
Đến nay, dù chốt đều đặn 120-150 đơn hàng/tuần, Nghĩa vẫn không ngừng tìm cách đưa sản phẩm đến với nhiều khách hàng hơn thông qua việc tặng mã giảm giá, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đầu tư hình ảnh, xây dựng nhận diện thương hiệu…
“Mã giảm giá, freeship, voucher… mà sàn thương mại điện tử hỗ trợ cho nhà bán hàng là một trong những lợi ích ý nghĩa và thiết thực nhất. Chưa kể, giá vận chuyển của sàn thấp hơn so với thị trường. Các shipper của Lazada cũng giao nhận hàng kỹ lưỡng, đúng giờ hơn”, ông chủ trẻ nhận định.
Sau 2 năm “lên sàn”, từ chàng trai vô lo, Nghĩa trưởng thành hơn, tự mình làm tốt mọi việc: Lên mẫu, kiếm xưởng may, nhập hàng đến gặp gỡ đối tác. Cuối năm 2019, Nghĩa trở thành nhà bán hàng trẻ tuổi nhất trong top 250 nhà bán hàng có doanh thu cao nhất Lazada.
Giữa năm 2020, bên cạnh thành công của Evolpo với lượng đơn hàng tăng mạnh, công việc nhiều hơn, Nghĩa quyết định thành lập đội ngũ riêng với tham vọng đưa thời trang Việt ra nước ngoài bằng thương hiệu thứ hai, có tên Vicolas.
“Với một người làm kinh doanh, nếu chất lượng sản phẩm là ưu tiên số một, thì con người chính là điều quan trọng tiếp sau. Nhóm có 5 người và tôi luôn khuyến khích mọi người thẳng thắn chia sẻ để có thể hiểu và hỗ trợ tốt nhất cho nhau”, Nghĩa kể về lần tuyển dụng đầu tiên trong đời.
Hiện tại, Nghĩa đang làm hồ sơ với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để đăng ký thương hiệu mới. Ông chủ 9X dự định đưa “đứa con tinh thần” của mình lên LazMall - kênh bán hàng chính hãng quy tụ nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên Lazada.
“Vicolas mang những sản phẩm thuần Việt bán cho người Việt. Đây là dự án mà cả nhóm tôi rất tâm huyết”, Nghĩa khẳng định.
Quả quyết là thế, nhưng chàng trai trẻ vẫn không khỏi chạnh lòng trước những định kiến kinh doanh online.
“Người ta nói kinh doanh online là công việc bấp bênh. Tôi buồn, nhưng nỗi buồn nhanh đến và cũng nhanh đi. Thời dịch Covid-19 vừa rồi là minh chứng cho thấy kinh doanh online, nhất là trên các sàn TMĐT lớn như Lazada, là hình thức bền vững và ổn định. Nghề nào cũng vậy, đều cần nghiêm túc đầu tư thời gian và công sức”, cậu sinh viên 9X khẳng định.
Khi được hỏi có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ sắp khởi nghiệp, chàng sinh viên 9X nhẹ nhàng từ chối, không phải vì muốn giữ riêng bí quyết cho bản thân, mà bởi “cảm thấy bản thân chưa đủ giỏi để đưa ra lời khuyên cho ai”.
“Cuộc đời là chuỗi ngày học nữa, học mãi. Bắt đầu với Lazada, tôi học được rất nhiều điều và nhận ra rằng chính sự chủ động sẽ giúp mọi người thành công. Trong kinh doanh không thiếu những lần lưỡng lự, thậm chí khi gặp vấn đề quá khó, nhiều người tưởng như từ bỏ. Thế nhưng, bạn đừng ngại nhìn thẳng vấn đề, từ đó chủ động tìm cách giải quyết, bằng cách này hoặc cách khác”, chàng trai say sưa nói những điều đang nghĩ.
Bình luận