“Sợ? Tôi chưa bao giờ sợ định kiến xã hội. Điều tôi sợ nhất là không thể cho con cuộc sống đủ đầy”, anh Trung quả quyết.
Anh Nguyễn Tiến Trung “gà trống nuôi con” đã gần 4 năm nay. Khó ai đoán được đằng sau khuôn miệng luôn thường trực nụ cười của anh là những tháng ngày một mình nuôi con khó khăn, không một kinh nghiệm hay sự giúp đỡ.
Trở thành bố đơn thân có lẽ là quyết định làm thay đổi cuộc đời Nguyễn Tiến Trung, nhưng chưa bao giờ anh hối hận về điều này. Để làm tròn trách nhiệm một người bố, anh chấp nhận từ bỏ niềm vui, sở thích riêng, hàng ngày chỉ tập trung duy trì cửa hàng hải sản và chăm sóc con gái nhỏ.
“Chỉ hai bố con nương tựa vào nhau ở TP.HCM, tối nào tôi cũng tự nhủ ngày mai phải cố gắng hơn để lo cho con cuộc sống đủ đầy”, anh trải lòng.
Với anh, áp lực nhất có lẽ là kinh nghiệm nuôi dạy con. Không có bất kỳ sự chuẩn bị nào, lại sống xa nhà, những việc tắm cho con, pha sữa, đút thuốc… anh đều phải tự học qua YouTube. Một mình nuôi con đã khó, với con gái, việc chăm sóc, nuôi dạy lại đòi hỏi sự tinh tế, quan tâm gấp nhiều lần.
Vất vả nhất là lúc con ngã bệnh, người bố ấy một mình xoay sở sáng đêm. Không có kinh nghiệm, không họ hàng ở bên, anh làm tất cả bằng bản năng của mình. Lần đầu con sốt, nước mắt anh lã chã rơi, cuống cuồng chẳng biết làm gì. "28 Tết, tôi đưa bé nhập viện vì sốt cao, đến mùng 5 thì xuất viện. Tết năm đó buồn lắm”, anh kể về cái Tết đặc biệt nhất trong cuộc đời.
Nhưng khó khăn chưa dừng ở đó. Sau Tết, cửa hàng hải sản - nơi anh gửi trọn tâm huyết - chính thức đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19. Công việc, tài chính, con cái, tất cả cứ oằn gánh trên đôi vai anh. Lúc ấy, anh quyết định trở về Hà Nội làm lại từ đầu.
Trong giai đoạn khó khăn, anh nhận ra vấn đề lớn nhất là cần tìm công việc không chỉ ổn định tài chính, mà còn phải linh hoạt thời gian để chăm sóc con. Tận dụng thời điểm giãn cách xã hội, anh nghiên cứu kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Buổi tối, sau khi con ngủ, anh tranh thủ đọc phân tích người dùng của các trang TMĐT này. Sau vài tháng, anh quyết định “lên sàn”.
Không giống những sàn TMĐT khác, Lazada có riêng đội ngũ hỗ trợ các nhà bán hàng mới, sẵn sàng giải đáp thắc mắc 24/7, từ phát triển gian hàng, lựa chọn sản phẩm phù hợp, đến tư vấn cách trả lời, chăm sóc khách hàng, tìm kiếm người mua tiềm năng... Đó là lý do ông bố đơn thân chọn Lazada để làm lại từ đầu.
“Tôi nghiên cứu đến 2-3 sàn khác nhau, nhưng nhận ra với một người không có vốn mạnh, cũng như thiếu kinh nghiệm kinh doanh online, Lazada là lựa chọn phù hợp hơn cả. Tôi chốt được đơn hàng đầu tiên sau 4 ngày. Bán hàng trên sàn TMĐT không thể nói là dễ, nhưng với sự hỗ trợ của đội ngũ Lazada, tôi chưa bao giờ cô đơn khi lên sàn”, anh Trung nói.
Sau 2 tháng kinh doanh online ở Hà Nội, nhận thấy thị trường miền Nam mang đến nhiều cơ hội phát triển hơn, không chần chừ, anh lần nữa Nam tiến. Từ ngày vào lại TP.HCM, đơn hàng tăng nhanh, thu nhập mỗi tuần khoảng 25-30 triệu đồng. Bài toán tài chính trên đôi vai người bố đơn thân nhẹ đi nhiều, cuộc sống ổn định, và quan trọng nhất, anh có nhiều thời gian hơn cho cô con gái nhỏ.
“Một ngày của tôi bắt đầu bằng việc chuẩn bị bữa sáng và đưa con đi học. Sau đó, tôi đi lấy hàng. Buổi chiều, tôi đóng gói hàng hóa theo đơn và giao hàng cho nhân viên Lazada. Những khoảng thời gian trống, tôi tranh thủ học thêm kỹ năng bán hàng qua các buổi livestream của Học viện Lazada”, anh Trung nói về thời gian biểu mỗi ngày.
Bất cứ khi nào có thời gian, anh Trung đều nghiên cứu báo cáo về hiệu quả gian hàng trong ngày của sàn, từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp. Anh Trung cho biết, những lớp học nhập môn bán hàng trên sàn TMĐT của Lazada có cả những chị ngoài 50 tuổi hay đã về hưu tham gia, ai cũng nghiêm túc và quyết tâm. “Chỉ cần mỗi người thật sự yêu thích công việc này, thành công sẽ đến”, anh quả quyết.
Không chỉ trau dồi kiến thức từ các lớp học này, anh Trung còn tích cực trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm từ nhà bán hàng khác, qua đó thúc đẩy doanh số và phát triển bền vững.
Nhờ sự hỗ trợ từ Lazada, anh biết nên tư vấn thế nào để khách hàng yêu thích sản phẩm, cần làm gì để họ luôn cảm thấy được chăm sóc tốt nhất khi mua sắm. Sau gần một năm kinh doanh, gian hàng đã ổn định, anh vẫn nhận được sự hỗ trợ từ Lazada trong việc tiếp cận khách hàng, chốt đơn, giao vận, quảng cáo marketing.
Trong các đợt khuyến mại lớn, gian hàng của anh Trung có thể chốt đơn đến cả trăm triệu đồng mỗi ngày. Để có được con số này, anh được bạn KAM (Key Account Management - Quản lý khách hàng trọng yếu) hỗ trợ sát sao trong việc lựa chọn sản phẩm đưa vào chương trình khuyến mại, tạo mã giảm giá để tăng sức hút... Không chỉ vậy, anh còn được sàn TMĐT hỗ trợ chi phí voucher cho khách hàng. Như vậy, khách được ưu đãi tốt, người bán như anh cũng tăng tỷ lệ chốt đơn.
“Lazada chưa bao giờ để tôi “đơn thân” cả (cười). Đơn cử như việc chuẩn bị cho Lễ hội mua sắm sinh nhật Lazada vào cuối tháng 3 sắp tới, tôi được hướng dẫn về các cách thức khuyến mại mới, được động viên làm livestream nhiều hơn, tương tác vui hơn để thu hút khách hàng. Tôi nhận thấy kinh doanh online rất vui, không quá căng thẳng như vẫn nghĩ”, anh chia sẻ.
Từ vốn liếng ít ỏi là số tiền có được sau khi bán chiếc xe máy, giờ đây, gian hàng trên Lazada không chỉ mang đến cho anh nguồn thu nhập ổn định, mà còn trao cho anh rất nhiều món lãi khác.
Ông bố đơn thân dạn dĩ hơn khi tiếp xúc nhiều khách hàng, tự tin hơn khi chính mình có thể dùng photoshop để thiết kế, quay dựng video quảng cáo sản phẩm… Và dù trải qua nhiều khó khăn, một mình bươn chải nơi đất khách, gồng gánh trên vai những trách nhiệm nặng nề, anh Trung vẫn khẳng định bản thân không bao giờ cô đơn. Có lẽ trong cuộc sống, anh có con để đồng hành và trong công việc, Lazada luôn bên cạnh, sẵn sàng hỗ trợ mọi nơi, mọi lúc.
Bình luận