Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam Phương hoàng hậu từng ra Hà Nội và được Tản Đà tặng thơ?

Trong dịp thăm Bắc Hà đầu năm 1938, Nguyễn Tiến Lãng đã bàn với Phạm Lê Bổng, là giới nghệ sĩ Bắc Hà phải có cái gì làm quà văn nghệ để tặng Nam Phương hoàng hậu.

Theo sách Nam Phương hoàng hậu cuối cùng (NXB Thế giới, 2018) của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, giữa tháng Chạp, năm Đinh Sửu (tức đầu năm 1938), Nam Phương hoàng hậu có một chuyến tuần du Bắc Hà. Tháp tùng chuyến đi này có ông Nguyễn Tiến Lãng, bí thư riêng của hoàng hậu.

Nam Phuong hoang hau anh 1

Sách Nam Phương hoàng hậu cuối cùng (NXB Thế giới, 2018) của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang.

Tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang cho biết sau ngày cưới, vua Bảo Đại đã tuyển riêng cho Nam Phương hoàng hậu một viên quan trẻ, thông thạo ngoại ngữ, thơ văn giỏi để làm bí thư cho vợ mình.

Khác với các vua trước, chỉ để những bà vợ hay phi tần của mình hoạt động giới hạn trong khu vực Tử Cấm Thành, vua Bảo Đại đi kinh lý thường cho Nam Phương hoàng hậu đi cùng. Tháp tùng các chuyến đi này còn có ông Nguyễn Tiến Lãng, làm nhiệm vụ thông ngôn và giao dịch khi cần.

Nói về ông Nguyễn Tiến Lãng, bí thư riêng của Nam Phương hoàng hậu, Lý Nhân Phan Thứ Lang cho biết, ông ta sinh năm 1909 tại tỉnh Hà Đông. Thân phụ làm tới chức Tri huyện Hà Đông, anh cả là Nguyễn Mạnh Bổng (bút danh Minh Châu), các anh rể là thi bá Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và nhà văn Phan Khôi.

Hồi nhỏ Nguyễn Tiến Lãng học trường Bưởi sau học tiếp tại trường trung học Albert Sarraut. Năm 1930, ông được nhận vào làm tùy viên báo chí tại tòa khâm sứ Bắc kỳ, đồng thời dạy văn chương ở Hà Nội và viết báo từ bắc chí nam. Năm 1934, ông làm bí thư cho toàn quyền Robin.

Năm 1936, Nguyễn Tiến Lãng được vua Bảo Đại bổ nhiệm làm Giám đốc Kho lưu trữ, Nghiên cứu, Dịch thuật và Báo chí tại Hoàng cung, kiêm chức bí thư riêng cho Nam Phương hoàng hậu.

Trong những ngày làm bí thư riêng cho hoàng hậu, Nguyễn Tiến Lãng tỏ ra là người rất tận tâm. Vào những dịp Nam Phương đi tuần du luôn có ông đi tháp tùng.

Nam Phuong hoang hau anh 2

Nam Phương hoàng hậu trong một chuyến đi cùng triều đình.

Trong dịp tuần du Bắc Hà của Nam Phương hoàng hậu vào giữa tháng Chạp, năm Đinh Sửu (đầu năm 1938), Nguyễn Tiến Lãng đã bàn với ông nghị viên Hà Nội Phạm Lê Bổng, là giới nghệ sĩ Bắc Hà phải có cái gì làm quà văn nghệ để tặng quà Nam Phương hoàng hậu khi bà tới Hà Nội.

Vì ý kiến trên nên hai ông Lãng và Bổng đã tới thăm thi bá Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và tặng thi bá chai rượu Pháp loại hảo hạng cùng một số tiền không rõ là bao nhiêu.

Sau đó, hai ông đề nghị thi bá Tản Đà sáng tác một bài tặng để tặng Nam Phương hoàng hậu làm quà văn nghệ của sĩ phu Bắc Hà.

Tản Đà vốn là người khó tính, không phải ai cũng tặng thơ, nhưng khi nghe hai ông Lãng và Bổng đề nghị như vậy, liền nói: “Tôi có chút tình kính mến bà Nam Phương. Vì bà sinh ra trong một gia đình gia giáo, bà rất nhân từ, xứng đáng là bậc mẫu nghi trong thiên hạ nên tôi không nề hà gì mà không sáng tác một áng thơ nhờ hai ông chuyển đến bà Nam Phương”.

Tản Đà suy nghĩ một vài phút rồi đề nghị: “Tôi sẽ làm một bài thơ theo thơ ca trù thời kỳ cận đại”. Nói rồi Tản Đà lấy bút ra viết:

BÀI HÁT ĐỨC NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU RA TUẦN DU ĐẤT BẮC

Nam Phương ngự giá Bắc tuần

Cỏ hoa vùng Bắc tin xuân đón mừng

Trâm hoa tàn quạt tưng bừng

Trời Nam quang cảnh ai từng thấy chưa?

Năm Đinh Sửu qua rằm tháng Chạp

Bạn quần thoa đông họp bốn trăm người

Đèn văn minh lửa sáng trưng giời

Góp ngọc nói hoa cười nghênh thánh giá

Cung duy mẫu đức nghi thiên hạ

Lạc đồ tiên nhân giáng tự trần

Bụng từ nhân thương xót kẻ bình dân

Đạo bác ái ân cần câu diễn thuyết

Hội Hợp Thiện nghe lời khuyến thiện

Lòng hướng dương thêm kiến quyền trung quản

Bắc Nam đâu cũng thần dân.

1938 - Tản Đà

Nam Phuong hoang hau anh 3

Bài “Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu” (kỳ 3) trên Tràng An báo số 317, ra ngày 3/5/1938.

Sau sự kiện trên ít tháng, chẳng biết có phải đáp lại tấm lòng của thi bá Tản Đà với Nam Phương hoàng hậu hay không, mà ông Nguyễn Tiến Lãng đã viết bài “Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu” đăng trên Tràng An báo.

Bài báo dài 8 kỳ, đăng liên tiếp từ số 315, ra ngày 26/4 cho đến số 322, ra ngày 20/5, nêu khái quát cuộc đời, sự nghiệp và những dấu ấn của Tản Đà trên thi đàn, đồng thời phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của thi bá.

Bài báo kết thúc bằng câu “Thần thánh cũng có chết đi, chỉ còn những câu thơ tuyệt cú của các 'Vua thơ' là còn ở lại đời “đời bền hơn là tượng đồng!””.

MV của Hòa Minzy hư cấu gì so với đời thật hoàng hậu Nam Phương?

Bên cạnh những chi tiết sát với cuộc đời thật của Nam Phương hoàng hậu, MV còn có những chi tiết hư cấu.

Đám cưới đặc biệt của hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại

Từ giữa tháng 3/1934 đến đầu tháng 4/1934, tờ "Hà Thành ngọ báo" của nhà tư bản Bùi Xuân Học có tới 17 tin bài về lễ đại hôn vua Bảo Đại và lễ tấn phong hoàng hậu Nam Phương.

Nhan cach 'oc muon hon' la gi? hinh anh

Nhân cách 'ốc mượn hồn' là gì?

0

Sự trao đổi giữa người với người không thể nào cứ thông thuận mãi được, sẽ có mâu thuẫn, xung đột, không vui, muốn giải quyết những vấn đề này vẫn nên quay về giải quyết từ bản thân chuyện trao đổi.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm