Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nam Cực ghi nhận đợt sóng nhiệt đầu tiên trong lịch sử

Tháng 1 năm nay, lần đầu tiên châu Nam Cực ghi nhận nhiệt độ 9,2 độ C - cao nhất trong lịch sử kể từ khi các số liệu bắt đầu được thống kê.

Theo DPA, các nhà khoa học am hiểu vấn đề cho biết Nam Cực đã trải qua một đợt "sóng nhiệt" đầu tiên trong lịch sử, và bày tỏ sự quan ngại trước những tác động lâu dài mà hiện tượng này có thể gây ra đối với động vật, thực vật và hệ sinh thái tại đây.

Các chuyên gia thuộc Chương trình Nghiên cứu Nam Cực của Australia đã ghi nhận sự xuất hiện của một đợt nắng nóng bất thường tại Trạm nghiên cứu Casey ở phía đông châu lục băng giá trong mùa hè năm 2019, và cũng có báo cáo về nhiệt độ cao kỷ lục tại Bán đảo Nam cực.

Từ ngày 23-26/1 năm nay, nhiệt độ cao nhất lịch sử đều được ghi nhận tại trạm Casey, và hiện tượng này được gọi là sóng nhiệt - khi có 3 ngày liên tục mà nhiệt độ đều ở mức cao nhất.

Trong những ngày này, nhiệt độ thấp nhất đo được là trên 0 độ C, trong khi nhiệt độ cao nhất ở mức trên 7,5 độ C.

Nam Cuc co ngay nong nhat lich su anh 1

Nam Cực đang trải qua những ngày nắng nóng nhất lịch sử. Ảnh: AAP.

Ngày 24/1 ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục 9,2 độ C - chưa từng xuất hiện trong lịch sử. Mức nhiệt này cao hơn 6,9 độ C so với mức nhiệt cao nhất trung bình được ghi nhận tại trạm Casey.

Những kỷ lục về nhiệt độ khác cũng xuất hiện tại các trạm nghiên cứu tại Bán đảo Nam cực vào tháng 2, khi nhiệt độ trung bình trong ngày vượt quá con số trung bình dài hạn từ 2 đến 2,4 độ C.

Những phát hiện này được công bố hôm 31/3 trên tạp chí khoa học Global Change Biology, bởi các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Wollongong, Đại học Tasmania và Phân khu Nam Cực của Australia.

Các nhà khoa học kết luận rằng dựa trên kinh nghiệm trước đây về những thời điểm mà mùa hè ở Nam Cực trở nên nóng bất thường, chúng ta có thể sẽ thấy vô số tác động sinh học xuất hiện trong những năm tới, cho thấy tác động của biến đổi khí hậu tới những vùng xa xôi nhất trên hành tinh.

Nhà nghiên cứu chính tại Phân khu Nam Cực của Australia, bà Dana Bergstrom cho rằng mùa hè nóng rất có thể sẽ dẫn đến một sự biến động trong dài hạn.

"Hầu hết sự sống tồn tại trong ốc đảo nhỏ không có băng ở Nam Cực, và phần lớn phụ thuộc vào sự tan chảy của tuyết để có nguồn nước", bà Bergstrom nói.

Sự thay đổi về nhiệt độ cũng sẽ ảnh hưởng đến các loài thực vật và động vật vốn đã quen với nhiệt độ thấp của Nam Cực.

Theo các nhà khoa học, những thay đổi về nhiệt độ, dù là rất nhỏ ở Nam Cực, có thể báo hiệu những thay đổi to lớn về khí hậu diễn ra ở những nơi khác trên thế giới.

Biến đổi khí hậu đẩy gấu Bắc Cực vào thảm kịch ăn thịt lẫn nhau

Các nhà khoa học Nga phát hiện ngày càng có nhiều trường hợp gấu Bắc Cực ăn thịt lẫn nhau, mà nguyên nhân được cho là môi trường sống bị thu hẹp dẫn tới việc thiếu hụt thức ăn.

Bức ảnh sốc trên đảo Đại bàng ở Nam cực

Một đợt nắng nóng kỷ lục diễn ra ở châu Nam cực đã khiến lượng tuyết bao phủ một hòn đảo giảm đi 20% chỉ trong vòng 9 ngày, cho thấy sự nghiêm trọng của tốc độ biến đổi khí hậu.

Quốc Thăng

Bạn có thể quan tâm