Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Năm 2022 với nhiều dấu ấn trên hành trình xanh của Traphaco

Traphaco đã trở thành thương hiệu dược phẩm quen thuộc tại Việt Nam, in đậm dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng nhiều thế hệ suốt 50 năm lịch sử.

Traphaco xây dựng được vị thế này nhờ định hướng phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trong nước, đồng thời áp dụng sản xuất quy mô lớn, hiện đại, tạo ra các sản phẩm có hiệu quả cao. Năm 2022 đánh dấu hành trình xanh nửa thế kỷ của hãng, cũng như chuẩn bị cho sự bứt phá với chiến lược mới.

Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng 2 chữ số

Sau 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Traphaco đạt hơn 1.800 tỷ đồng, tăng trưởng 14% và lãi ròng đạt 230 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, nhờ mở rộng thêm vùng nguyên liệu sản xuất đông dược, lợi nhuận gộp của công ty tăng 15% và biên lợi nhuận gộp đạt 56,5% - mức đáng chú ý trong các doanh nghiệp dược đang niêm yết cổ phiếu trên sàn.

Hiện tại, công ty sở hữu 5 vùng nguyên liệu sản xuất đông dược với diện tích hơn 36.000 ha, chủ động 75% nguyên liệu đầu vào.

Trong cơ cấu doanh thu, mảng Đông dược tăng 10% so với cùng kỳ, chiếm 62% tổng doanh thu với các sản phẩm cốt lõi như Hoạt huyết dưỡng não, Boganic (giải độc gan), Cebraton (bổ não) và Tottri (điều trị trĩ).

Bên cạnh đó, doanh thu từ dòng sản phẩm ngoài Đông dược chiếm 38% tổng doanh thu, tăng 44% so với cùng kỳ. Các sản phẩm bán chạy ở phân khúc này là Methorphan (thuốc trị ho), Natriclorid (nhỏ mắt) và Koolfever (miếng dán hạ nhiệt).

Theo ước tính của ban lãnh đạo, doanh thu và lợi nhuận ròng sẽ lần lượt đạt 2.500 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ) và 330 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) trong năm 2022, vượt kế hoạch đề ra.

Tại thời điểm cuối quý III/2022, tổng tài sản của Traphaco là 1.839 tỷ đồng, trong đó tiền, tương đương tiền, các khoản tiền gửi lên tới hơn 500 tỷ đồng. Với năng lực tài chính vững mạnh trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền mặt cho cổ đông lên tới 20%, tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu. Từ trước đến nay, Traphaco vẫn có tiền lệ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao 30%.

Traphaco,  hanh trinh xanh anh 1

Traphaco được vinh danh Top 50 công ty niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2022.

Chiến lược tái cấu trúc đem đến thành tựu và sự bứt phá cho giai đoạn mới

Những năm vừa qua, Traphaco đã nỗ lực phát triển sản phẩm riêng, cũng như ký kết với các nhà sản xuất khác để phân phối sản phẩm thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Những thành tựu đạt được trong một năm khó khăn như 2022 đến từ chiến lược tái cấu trúc giữ vị thế hàng đầu Đông dược, mở rộng ra ngoài Đông dược.

Với mô hình mới, việc triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và tách biệt đội ngũ bán hàng Đông dược và ngoài Đông dược đã mang lại doanh số cao hơn tại 13 tỉnh thành. Các trình dược viên đã bán hàng hiệu quả hơn, một số còn vượt mục tiêu doanh thu hàng năm ngay từ tháng 9.

Trong mảng ngoài Đông dược, Traphaco đã hoàn tất đăng ký một số sản phẩm thuốc tân dược chuyển giao từ cổ đông chiến lược Daewoong Pharmaceuticals và tiếp tục thực hiện đợt chuyển giao sản phẩm mới, tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng như thuốc huyết áp, tiểu đường và mỡ máu.

Traphaco,  hanh trinh xanh anh 2

Lễ khởi động dự án chuyển giao công nghệ giữa Traphaco và Công ty Dược phẩm Daewoong, Hàn Quốc.

Ông Kim Dong Hyu, Phó tổng giám đốc Traphaco, khẳng định: “Các cổ đông lớn của Traphaco, bao gồm nhóm cổ đông Hàn Quốc luôn thống nhất quan điểm hỗ trợ và tạo thuận lợi cho công ty phát triển. Trước đây, khách hàng chỉ có thể mua sản phẩm đông dược, hiện tại họ có thể lựa chọn thêm tân dược khi chúng tôi tăng cường phát triển thuốc ngoài Đông dược. Chúng tôi đặt mục tiêu giúp người dân tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm, giải pháp chữa bệnh, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội”.

Những kết quả trên cho thấy mô hình tổ chức mới và phương thức quản trị được cải tiến đã tạo sự cộng hưởng các nguồn lực và thúc đẩy Traphaco phát triển mạnh mẽ.

Trong năm 2023, công ty sẽ tiếp tục tập trung vào hoạt động R&D các sản phẩm mới để tăng thêm thị phần ở nhóm sản phẩm ngoài Đông dược. Công ty dự kiến mức tăng trưởng doanh thu trong 3-5 năm tới là 13-15%. Trong đó, mảng Đông dược sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn 10%, trong khi đó mảng ngoài Đông dược sẽ tăng trưởng cao hơn, khoảng 25%.

Bên cạnh đó, công ty đang nghiên cứu việc nâng cấp nhà máy tại Hưng Yên đạt tiêu chuẩn EU - GMP, nhằm đẩy mạnh doanh thu đóng góp kênh ETC từ 10% lên 12%. Hiện có 10 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đạt chuẩn EU - GMP, trong đó chỉ có một doanh nghiệp niêm yết nội địa, trong khi 8/10 là các doanh nghiệp FDI.

Mai Trà

Bạn có thể quan tâm