Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ yêu cầu TQ khẩn cấp giảm mức thâm hụt mậu dịch

Phái đoàn thương mại cấp cao Mỹ đang có mặt tại Trung Quốc để đàm phán giải quyết vấn đề thâm hụt mậu dịch giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Ngày 5/5, phái đoàn thương mại cấp cao Mỹ và các quan chức Trung Quốc kết thúc 2 ngày làm việc để giải quyết vấn đề thâm hụt mậu dịch giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Cuộc đàm phán không đi đến bất kỳ thỏa thuận nào và hai bên cũng không sắp xếp thời gian buổi làm việc tiếp theo. 

Theo New York Times, Mỹ đòi Trung Quốc phải nhượng bộ để xóa bỏ nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại. 

Phái đoàn Mỹ bao gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross không đưa ra bất cứ phát biểu nào. Tuy nhiên, theo tài liệu được gửi đến các nhà chức trách Trung Quốc trước cuộc họp, Mỹ đề nghị Trung Quốc giảm 200 tỷ USD thặng dư mậu dịch trước năm 2020 và giảm thuế nhập khẩu tất cả mặt hàng ngang bằng với thuế các mặt hàng Trung Quốc tại Mỹ.

tranh chap thuong mai My - Trung Quoc anh 1
Phái đoàn Mỹ bao gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross không đưa ra bất cứ phát biểu nào sau đàm phán. Ảnh: Getty. 

Ngoài ra, Washington cũng yêu cầu Bắc Kinh ngưng trợ cấp nhà nước cho ngành công nghệ hiện đại, đồng thời chấm dứt mọi hoạt động gián điệp mạng tại Mỹ và mở cửa lĩnh vực nông nghiệp cho các công ty cạnh tranh.

Trong khi đó, phía Bắc Kinh cho biết họ sẵn sàng xuống thang căng thẳng bằng cách mở cửa thị trường cho các hãng sản xuất xe hơi và công ty dịch vụ tài chính nước ngoài để cạnh tranh với các tập đoàn nội địa.

Tuy nhiên Trung Quốc cũng đưa ra một số yêu cầu. Bắc Kinh muốn Washington nới lỏng việc hạn chế xuất khẩu sản phẩm thương mại công nghê cao có thế áp dụng vào quân sự, đồng thời đặt vấn đề về việc Mỹ trừng phạt công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc ZTE vì vận chuyển bất hợp pháp hàng hóa và công nghệ của Mỹ sang Iran.

Sau khi cuộc đàm phán kết thúc, giới chức Trung Quốc vẫn giữ thái độ lạc quan. "Hai bên đồng ý rằng quan hệ thương mại lành mạnh và ổn định giữa Mỹ và Trung Quốc là vô cùng quan trọng với cả hai. Phía Mỹ đã cam kết giải quyết những vấn đề về kinh tế, thương mại thông qua đàm phán và tham vấn ý kiến lẫn nhau", Tân Hoa Xã cho biết.

Tuy nhiên, sau khi rời khỏi Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, địa điểm tổ chức cuộc đàm phán, phái đoàn Mỹ cho biết việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên không tiến triển nhiều. 

tranh chap thuong mai My - Trung Quoc anh 2
Các nhân viên chuẩn bị cờ tại trụ sở Bộ Giao thông Trung Quốc để tiếp đón Bộ trưởng Giao thông Mỹ ngày 27/04/2018. Ảnh: Reuters.

Cuộc thương lượng này sẽ là cuộc gặp cấp cao nhất giữa hai quốc gia kẻ từ khi Tổng thống Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hồi đầu tháng 4.

Đây được cho là động thái trừng phạt Trung Quốc vì cách đối xử thiếu công bằng trong thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao. Cụ thể, ông Trump cáo buộc Bắc Kinh đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và ép buộc Mỹ phải chuyển giao các công nghệ tiên tiến.

Chính quyền Bắc Kinh đã đã nhanh chóng đưa ra đòn đáp trả bằng cách áp thuế 50 tỷ USD lên các mặt hàng của Mỹ bao gồm ôtô, máy bay và một số mặt hàng nông nghiệp. Sau đó, Tổng thống Trump tiếp tục đe dọa sẽ đánh thuế thêm 100 tỷ USD với Trung Quốc.

tranh chap thuong mai My - Trung Quoc anh 3
Tổng thống Trump ký tuyên bố áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: New York Times.

Dù cuộc đàm phán thương mại Mỹ -Trung được coi là động thái tích cực cho thấy ít nhất hai bên vẫn sẵn sàng đối thoại, giới chuyên gia nhận định sẽ khó xảy ra kết quả đột phá. "Căng thẳng thương mại giữa hai thập kỷ sẽ tốn nhiều hơn hai ngày để giải quyết," Bloomberg dẫn lời ông Shane Oliver, giám đốc chiến lược đầu tư tại AMP Capital Investors.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Trung Quốc mô tả thái độ cứng rắn của Bắc Kinh thông qua động thái kiên quyết không chấp nhận bất cứ một tiền đề nào từ Mỹ và sẽ không thương thảo loại bỏ các chiến lược phát triển cốt lõi bao gồm chiến lược "Made in China năm 2025".

90s: Mỹ lưỡng đầu thọ địch với hai cường quốc phương Đông Trong vài tuần qua, Mỹ cùng lúc lâm vào thế đối đầu với hai cường quốc phương Đông sau khi trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và trừng phạt thương mại chống Trung Quốc.

Bộ trưởng Mỹ: Thâm hụt với TQ là vì ‘chiêu trò ma quỷ’

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross quy trách nhiệm "chiêu trò ma quỷ" gây ra thâm hụt thương mại ngày càng lớn giữa Mỹ với Trung Quốc.

Trump cáo buộc Nga, Trung 'phá giá tiền tệ'

Tổng thống Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc phá giá đồng tiền giữa lúc quan hệ giữa Mỹ với cả hai nước đều đang căng thẳng.


Ngọc Linh - Chi Mai

Bạn có thể quan tâm