Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ xem xét lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở bờ Tây

Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở bờ Tây trong bối cảnh lo ngại về tên lửa từ Triều Tiên ngày càng tăng cao.

Reuters dẫn nguồn tin từ hai nghị sĩ Mỹ cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa mới có thể sẽ bao gồm Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), tương tự với hệ thống được lắp đặt ở Hàn Quốc.

Ông Mike Rogers, thành viên Ủy ban Quân vụ của Hạ viện cho biết Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) có kế hoạch lắp đặt thêm hệ thống phòng thủ tại một số địa điểm ở bờ Tây nước này. Chi phí cho hệ thống này chưa được liệt kê trong kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2018 của Mỹ.

Ông Rogers và nghị sĩ Adam Smith nói rằng chính phủ Mỹ đang suy tính về việc lắp đặt THAAD ở bờ Tây. Tuy nhiên, số lượng các địa điểm được chọn để lắp đặt vẫn chưa được quyết định.

He thong phong thu ten lua My anh 1
Hệ thống THAAD. Ảnh: Reuters.

"Địa điểm đang là vấn đề quan trọng. MDA đang xem xét  những địa điểm đáp ứng các tiêu chí đề ra và không ảnh hưởng đến môi trường", ông Rogers nói.

Trong khi đó, Phó giám đốc MDA, ông Jon Hill, khẳng định rằng cơ quan này chưa được giao nhiệm vụ lắp đặt THAAD ở bờ Tây.

Đại diện của Lockheed Martin cũng từ chối bình luận về việc triển khai THAAD nhưng nói thêm rằng họ sẵn sàng hỗ trợ MDA và chính phủ Mỹ trong việc bắn hạ tên lửa đạn đạo. 

"Việc khảo sát và triển khai hệ thống này là quyết định của chính phủ", ông này cho biết.

THAAD (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối) là một hệ thống phòng thủ do tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo và chỉ mất vài tuần để lắp đặt.

Mỹ sở hữu 7 hệ thống này, bên cạnh THAAD ở Hàn Quốc và đảo Guam trên Thái Bình Dương. Một vài tên lửa THAAD được lắp đặt tại căn cứ quân sự ở Texas, số còn lại không được xác định vị trí cụ thể bởi tính linh động cao.

Hồi tháng 7, Mỹ từng thử nghiệm THAAD và thành công trong việc bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm trung. Điều này góp phần làm tăng uy tín cho chương trình phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc, sau nhiều lần thất bại trước đó.

Hiện tại, nước Mỹ được bảo vệ bởi Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (GMD), được lắp đặt ở Alaska và California, cùng hệ thống Aegis nằm trên các tàu hải quân. Qua các lần thử nghiệm, tỷ lệ đánh chặn thành công của THAAD cao hơn đáng kể so với GMD.

Thông tin về việc lắp đặt thêm hệ thống phòng thủ tên lửa ở bờ Tây xuất hiện vài ngày sau khi Triều Tiên bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và khẳng định nó có thể tấn công thủ đô Washington D.C. của Mỹ.

Tên lửa này được gọi là Hwasong-15, đạt độ cao quỹ đạo tới 4.500 km và bay được quãng đường 992 km trước khi rơi xuống vùng biển gần Nhật Bản. Triều Tiên khẳng định đây là ICBM lớn chưa từng có. 

Triều Tiên bắn pháo hoa mừng phóng tên lửa liên lục địa thành công Người dân thủ đô Bình Nhưỡng hôm 1/12 tập trung về quảng trường Kim Nhật Thành để mừng Triều Tiên thử thành công tên lửa liên lục địa mới và trở thành quốc gia hạt nhân toàn diện.

Triều Tiên đe dọa chiến tranh hạt nhân trước thềm tập trận Mỹ - Hàn

Bình Nhưỡng khẳng định cuộc tập trận không quân giữa Mỹ và Hàn Quốc có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân trong tương lai.

McMaster: 'Nguy cơ chiến tranh với Triều Tiên tăng từng ngày’

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Tướng HR McMaster, ngày 2/12 nhận định Triều Tiên chính là “mối đe doạ tức thời nghiêm trọng nhất với Mỹ” và nguy cơ bùng nổ chiến tranh ngày càng tăng.

Thế Long

Bạn có thể quan tâm