Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ vùi dập Huawei chưa là gì, Trung Quốc còn thứ đáng sợ hơn

Là nước xuất khẩu đất hiếm nhiều nhất thế giới, Trung Quốc có thể cấm vận mặt hàng này và gây ảnh hưởng lớn lên nền kinh tế thế giới, theo nhận định từ chuyên gia.

Ít ngày trước, Mỹ đã đưa Huawei vào “danh sách đen” của Bộ Thương mại (DOC). Giới quan sát lo ngại Chủ tịch Trung Quốc Tập Bình có thể trả đũa bằng việc đầu cơ đất hiếm - được ví như “quả bom nguyên tử” của quốc gia này.

Loại khoáng sản trên có phạm vi sử dụng lớn, từ điện thoại thông minh đến xe điện và máy bay. Mất nguồn cung từ Trung Quốc, giá sản xuất một chiếc xe Tesla hoặc điện thoại Samsung có thể tăng vọt.

Trung Quoc cam van dat hiem,  vu khi bi mat cua Trung Quoc anh 1
Trung Quốc là nước xuất khẩu đất hiếm nhiều nhất trên thế giới. Ảnh: The Sun.

“Tại thời điểm này, rõ ràng chính phủ Trung Quốc đang xem xét khả năng cấm xuất khẩu đất hiếm như một vũ khí chống lại Mỹ”, Li Mingjjang - chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), nói với AFP.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra nhiều tháng qua. Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng các thiết bị di động như một phần của mạng lưới gián điệp toàn cầu.

Hôm 20/5, Google ngăn Huawei sử dụng các dịch vụ như Google Play, Maps, Gmail và những bản cập nhật Android về sau. Đây là cú đấm cực mạnh vào hy vọng trở thành nhà sản xuất di động hàng đầu thế giới của Huawei. Chưa dừng ở đó, ARM, công ty chuyên cung ứng thiết kế chip có trụ sở tại Anh, cũng "chia tay" Huawei.

Đối mặt với tin dữ từ Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đến thăm trụ sở một công ty đất hiếm, nơi được coi là “cứ địa” cho những kế sách táo bạo của Bắc Kinh.

Trung Quoc cam van dat hiem,  vu khi bi mat cua Trung Quoc anh 2
Điện thoại thông minh hiện nay đều yêu cầu những thành phần từ đất hiếm khai thác tại Trung Quốc. Ảnh: The Sun.

Các loại đất hiếm như Cerium và Promethium là những khoáng sản ít được biết đến. Song lại đóng vai trò quan trọng để sản xuất TV, điện thoại và xe điện.

Trung Quốc đã sản xuất 120.000 tấn đất hiếm vào năm ngoái - số lượng lớn gấp 6 lần Australia, nước xuất khẩu đất hiếm thứ nhì thế giới.

Nếu ông Tập chọn cách cắt đứt giao dịch khoáng sản, nó có thể gây ra thảm hoạ kinh tế toàn cầu. Giá đất hiếm sẽ tăng đột ngột khi các nhà sản xuất tranh giành nguồn hàng từ những nhà máy còn lại.

“Trung Quốc sẽ khiến mọi dây chuyền lắp ráp xe, máy tính, điện thoại và máy bay trên thế giới bị ngưng trệ, nếu họ chọn cấm vận các vật liệu này”, James Kennedy - Chủ tịch công ty tài chính khoáng sản ThREE Consulting nhận định.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chưa có đủ cơ sở để Trung Quốc thực hiện lệnh cấm thương mại này. Ông Tập Cận Bình dường như không muốn thúc đẩy Mỹ và các nước khác tìm nguồn đất hiếm mới, bởi sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đang sinh lợi của Trung Quốc.

Kokichiro Mio, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu NLI cho rằng điều này sẽ đẩy nhanh các động thái tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế. "Có khả năng Trung Quốc sẽ hạn chế xuất khẩu, song hiện tại, những gì chúng ta thấy được chỉ là một lời hăm doạ”, ông nói.

Sau khi được Mỹ hoãn lệnh hạn chế, Huawei lại ra mắt điện thoại mới Ngay sau khi được giới chức Mỹ hoãn lệnh hạn chế, Huawei cũng đã công bố một số dòng điện thoại mới. Đây là nỗ lực cho thấy hãng còn nhiều tiềm lực, bất chấp khó khăn.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ 'chân thành và sửa sai' trước khi đàm phán tiếp

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã gửi công hàm phản đối sau khi Mỹ leo thang chiến tranh thương mại, đưa "gã khổng lồ" công nghệ Huawei vào danh sách đen.



Hữu Chiến

Bạn có thể quan tâm