Thuế quan của Tổng thống Trump và các lệnh trừng phạt khác đang tấn công Trung Quốc vào thời điểm dễ bị tổn thương. Ngày 15/7, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc báo cáo tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,2% trong quý II, mức tăng trưởng chậm nhất của Trung Quốc kể từ năm 1992.
Theo Wall Street Journal, bức tranh thực tế còn ảm đạm hơn. Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã đưa ra những số liệu gây nhiều nghi vấn để làm đẹp thành tích.
Không ai ngoài chính phủ Trung Quốc biết chính xác những gì đang xảy ra ở nước này. Tuy nhiên, ngay cả báo cáo mới nhất cũng thừa nhận rằng "điều kiện kinh tế vẫn còn khắc nghiệt cả trong cũng như ngoài nước" và "sự phát triển không cân đối và không đầy đủ tại quê nhà vẫn còn gay gắt". Nếu đó là tuyên bố chính thức thì câu chuyện thực sự có thể còn tồi tệ hơn nhiều.
Gieo nhân nào gặt quả nấy
Thậm chí, mức tăng trưởng 6% cũng không đáp ứng được tham vọng của Bắc Kinh. Trong khi kinh tế Trung Quốc ngày càng đi lên, đây vẫn là một quốc gia chưa giàu. GDP bình quân đầu người là 10.000 USD, thấp hơn Rumani.
Ngay cả khi tăng trưởng 6%, phải mất hàng thập kỷ để Trung Quốc bắt kịp các nền kinh tế xung quanh như Đài Loan (26.000 USD), Hàn Quốc (32.000 USD), Nhật Bản (41.000 USD) và Hong Kong (49.000 USD), chưa nói đến Mỹ (62.000 USD).
Cuộc chiến thương mại tiếp diễn của Mỹ với Trung Quốc đang đưa cả hai nền kinh tế tới kết quả khó đoán trước và tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Wall Street Journal. |
Với tăng trưởng giảm dần, Bắc Kinh gieo nhân nào gặt quả nấy. Trong hai thập kỷ qua, một mức độ tự do nhất định đã được đưa vào nền kinh tế đang giảm tốc của Trung Quốc.
Nhưng sự hy sinh này có giới hạn. Họ từ chối tạo ra hệ thống ngân hàng tư nhân hoặc hệ thống pháp lý độc lập. Họ sẽ không tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn chiếm khoảng 30% nền kinh tế Trung Quốc, phục vụ các mục tiêu của chế độ và làm giàu cho giới tinh hoa chính trị.
Thay vào đó, trong 20 năm qua, và đặc biệt là từ cơn khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã tạo ra sự tăng trưởng thông qua đầu tư tài chính bằng nợ và ngày càng khai thác mạnh mẽ hệ thống thương mại toàn cầu nhằm đánh cắp từ các nền kinh tế khác. Ông Trump thẳng thừng gọi Trung Quốc là "kẻ cắp lớn nhất trong lịch sử của thế giới".
Các chính sách của Trung Quốc đã tạo ra sự mất cân đối kinh tế to lớn, khiến nước này phải gánh chịu nợ nần, làm dấy lên sự nghi ngờ và vỡ mộng giữa các đối tác thương mại. Ngay cả trước năm 2016, nhiều nhà quan sát tin rằng Trung Quốc đang hướng tới sự trì trệ.
Nó chống lại quan điểm cho rằng chính sách thương mại của ông Trump đã gây áp lực như vậy đối với Bắc Kinh. Làn sóng hành động thương mại đầu tiên của Mỹ được công bố vào tháng 3/2018, bao gồm thuế quan chiến lược đối với các sản phẩm của Trung Quốc, hạn chế đầu tư vào một số ngành công nghiệp chủ chốt và khiếu nại tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thách thức hành vi trộm cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh.
Đòn tấn công đúng thời điểm của Mỹ
Khi Bắc Kinh từ chối đáp ứng yêu cầu của Mỹ, Nhà Trắng đã tăng cường các biện pháp đối phó, gây ra một cú sốc lớn khác cho nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi các cuộc đàm phán thương mại sẽ tiếp tục, ông Trump đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với thêm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/9.
Các mức thuế đang phát huy hiệu quả. Các công ty công nghệ lớn đang đưa sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc, các nhà bán lẻ cũng bắt đầu rút bỏ. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc báo cáo rằng trong tháng 7, hoạt động của nhà máy Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp. Điều đó có nghĩa là ít việc làm hơn.
South China Morning Post gần đây đưa tin các nhà kinh tế tại