Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ từ chối tham gia chương trình vaccine của WHO

Mỹ cho biết sẽ không tham gia vào sáng kiến phát triển, sản xuất và phân phối công bằng vaccine Covid-19 toàn cầu vì chương trình này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng lãnh đạo.

Cơ sở Tiếp cận Vaccine Covid-19 Toàn cầu (Covax) là kế hoạch được WHO, cùng Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng cho Dịch bệnh và Gavi - liên minh vaccine - phát triển.

Tháng trước, WHO thông báo rằng hơn 170 quốc gia đang đàm phán để tham gia vào Covax.

Khi được yêu cầu xác nhận thông tin Mỹ sẽ không tham gia Covax, phát ngôn viên Nhà Trắng, Judd Deere, hôm 1/9 cho biết: “Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vaccine cùng các liệu pháp đã đạt được tốc độ chưa từng có”.

My tu choi tham gia phat trien vaccine quoc te anh 1

Một nhà khoa học lọc ra các mẫu trong quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19 tại một phòng thí nghiệm ở St Petersburg, Nga. Ảnh: Reuters.


"Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quốc tế để đánh bại loại virus này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không bị các tổ chức đa phương - chịu ảnh hưởng của WHO và Trung Quốc - hạn chế".

Chính quyền Tổng thống Trump hồi tháng 5 tuyên bố rút khỏi WHO và cắt nguồn tài trợ cho tổ chức này. Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO và đóng góp đến 450 triệu USD cho tổ chức. Tổng thống Donald Trump cáo buộc rằng WHO bị Trung Quốc tác động.

Các chuyên gia y tế cho rằng việc Mỹ từ chối tham gia vào Covax có nghĩa là nước này đang đánh cược vào hiệu quả của việc tự phát triển vaccine và khuyến khích các quốc gia khác làm điều tương tự. Việc này có thể dẫn đến hành động tích trữ và làm tăng giá vaccine.

Suerie Moon, đồng giám đốc Trung tâm Y tế Toàn cầu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển sau đại học ở Geneva, nói với Washington Post rằng việc Mỹ không tham gia vào sáng kiến ​​này là một “đòn giáng thực sự” vào nỗ lực tìm ra vaccine của thế giới.

“Hành vi liên quan đến vaccine của các quốc gia trong đại dịch này sẽ gây ra những hậu quả chính trị vượt ra ngoài sức khỏe cộng đồng”, bà Moon nói thêm. "Đó là về việc bạn có phải là một đối tác đáng tin cậy hay bạn sẽ giữ mọi thứ cho riêng mình?".

Thay vì tham gia các nỗ lực hợp tác toàn cầu để phát triển vaccine, chính quyền ông Trump đã chọn tập trung vào Chiến dịch Warp Speed. Đây là kế hoạch nhằm phát triển vaccine và sản xuất 300 triệu liều trước tháng 1/2021 của Mỹ.

Tổng thống Trump đã chỉ ra mục tiêu của ông là phát triển vaccine trước ngày bầu cử, mặc dù các chuyên gia y tế nói có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để vaccine được kiểm tra và chấp thuận.

Các quan chức hàng đầu của WHO đã cảnh báo về những tác động tiềm tàng của “chủ nghĩa dân tộc vaccine” - tức là khi các quốc gia giàu có hơn tích trữ vaccine Covid-19.

Những người đầu tiên thử nghiệm vaccine ngừa virus corona ở Mỹ Thử nghiệm vaccine ngừa virus corona đầu tiên trên 4 tình nguyện viên vào hôm 16/3. Vaccine mới do Viện Y tế Quốc gia Mỹ và công ty công nghệ sinh học Moderna nghiên cứu điều chế.

Mỹ định cấp phép vaccine Covid-19 dù chưa xong giai đoạn 3

Dưới sức ép của Tổng thống Donald Trump, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ sớm cấp phép vaccine Covid-19 dù chưa đủ dữ liệu về tính an toàn, hiệu quả.

Bầu cử Mỹ cận kề, hệ thống huyết mạch để bỏ phiếu lâm vào khủng hoảng

Việc Tổng thống Trump liên tục phản đối bỏ phiếu qua thư và đồng minh của ông trở thành người đứng đầu hệ thống bưu chính Mỹ gây lo ngại về kết quả bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm