Trong bản cáo trạng dài 50 trang, các cá nhân trên bị buộc tội làm gián điệp cho Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên (Foreign Trade Bank) - ngân hàng ngoại tệ chính của nước này vốn đang bị Mỹ áp lệnh trừng phạt.
Đây là vụ việc vi phạm lệnh trừng phạt lớn nhất mà Triều Tiên bị Mỹ cáo buộc, theo Washington Post.
Các gián điệp này được cho là đã thành lập hơn 250 công ty bình phong để che giấu cho các chi nhánh ngân hàng trên khắp thế giới trong việc cung cấp tài chính thông qua hệ thống tài chính Mỹ, theo hãng tin.
Washington Post cho biết các khoản thanh toán đã tiết lộ quy mô mà Trung Quốc giúp đỡ Triều Tiên thông qua mạng lưới bất hợp pháp.
Một vụ phóng tên lửa do truyền thông Triều Tiên công bố hồi tháng 3. Ảnh: KVNA via Reuters. |
“Kể từ đầu năm 2016, tất cả quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đáng lẽ phải trục xuất các chi nhánh của ngân hàng Triều Tiên, nhưng các chi nhánh này vẫn tiếp tục hoạt động ở Bắc Kinh và Thẩm Dương”, hãng tin Mỹ viết.
“Thông qua bản cáo trạng này, Mỹ cho thấy cam kết của họ trong việc ngăn chặn Triều Tiên truy cập bất hợp pháp vào hệ thống tài chính Mỹ, cũng như hạn chế khả năng sử dụng tiền từ các hành vi bất hợp phát để nâng cấp vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo”, quyền công tố viên Mỹ Michael R. Sherwin nhận định.
Tổng cộng, 33 người đã bị cáo buộc, trong đó có 2 cựu chủ tịch và 2 cựu phó chủ tịch của Foreign Trade Bank Triều Tiên. Các giao dịch được thực hiện ở Trung Quốc, Nga, Libya và Thái Lan. Nhiều người trong số họ được cho là nhân viên ngân hàng.
Kể từ năm 2015, chính phủ Mỹ đã thu hồi 63 triệu USD liên quan đến các cuộc điều tra.
Động thái mới của Washington diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán của Mỹ với Triều Tiên về chương trình hạt nhân của Bình Nhường bị đình trệ sau một loạt các cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.