Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ - Trung 'chơi bài ngửa' tại Đối thoại Shangri-La

Diễn đàn an ninh diễn ra ở Singapore, nơi quy tụ giới chức quân sự cấp cao Mỹ - Trung, đã được chứng kiến màn đấu khẩu thẳng thừng về quan điểm chính sách của hai nước.

Mỹ - Trung 'chơi bài ngửa' tại Đối thoại Shangri-La

Diễn đàn an ninh diễn ra ở Singapore, nơi quy tụ giới chức quân sự cấp cao Mỹ - Trung, đã được chứng kiến màn đấu khẩu thẳng thừng về quan điểm chính sách của hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 1/6.

Những hội thảo an ninh kiểu như Đối thoại Shangri-La có thể dễ bị xem là những diễn đàn ngôn luận xa xỉ, đạt được ít hiệu quả. Nhưng đôi khi, nói lại được chứng minh là “hiệu quả” hơn làm.

Có thể thấy điều này qua mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ, mối quan hệ thường không suôn sẻ, thậm chí, đôi khi căng thẳng và thường xuyên có những hiểu lầm lẫn nhau.

Trong những năm gần đây hai bên đều nỗ lực xây dựng mối quan hệ quân sự - với - quân sự, điều được xem là tối quan trọng trong tiến trình xây dựng lòng tin giữa hai nước. Nhưng hầu hết tiến trình này diễn ra sau những cánh cửa đóng kín.

Nhưng tại Đối thoại Shangri-La, người ta đã được chứng kiến mối quan hệ quân sự - với - quân sự giữa hai nước có lần hiếm hoi được phơi bày. Nó bắt đầu từ sáng sớm trong ngày 1/6, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vạch ra chi tiết về cái họ gọi là “tái cân bằng” sang châu Á - Thái Bình Dương, điều chuyển thêm nhiều tàu chiến, nhiều máy bay tiên tiến hơn tới khu vực.

Trung Quốc “không tin”

Ông Hagel thuyết phục rằng ý định của Mỹ là nhằm bảo vệ cho các đồng minh, chứ không nhằm vào bất kỳ nước cụ thể nào.

Song, Thiếu tướng Yao Yunzhu, giám đốc Trung tâm quan hệ quốc phòng Trung-Mỹ, thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Học viện khoa học quân sự Trung Quốc, đã phản pháo.

Trong bộ quân phục màu xanh lá, cùng tiếng Anh trôi chảy, bà lịch sự, nhưng cứng rắn, bác bỏ lời của ông Hagel, tuyên bố Bắc Kinh đơn giản không “được thuyết phục” bởi lời gải thích của ông và nhận thấy chiến lược mới của Washington là cách kiềm tỏa sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Ngay sau đó, vào buổi chiều, tướng Yao đã xuất hiện trong phái đoàn thảo luận về phòng thủ tên lửa đạn đạo với tướng không quân Mỹ Michael Keltz, giám đốc cơ quan Kế hoạch và chính sách chiến lược cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ.

Ông Keltz và tướng Yao rõ ràng đã biết nhau từ những lần “chạm trán” trước đây và cả hai đều “ngả bài” với khán giả.

Tham gia lịch sự

Trong cuộc họp, còn có 2 phái đoàn “cân bằng” khác: một bên là Nga và một bên là Hàn Quốc.

Giới chuyên gia cho rằng đây chỉ là sự tham gia lịch sự của hai vị tướng Mỹ và Trung Quốc tại cuộc họp. Nhưng họ lại rất thẳng thắn và đi đến cùng. Tướng Yao nói “toạc” rằng Trung Quốc phản đối kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và đồng minh ở khu vực. Bà cho hay, “điều đó gây hại cho niềm tin chiến lược” giữa Washington và Bắc Kinh. Và một lần nữa Bắc Kinh coi đây là một dạng khác nhằm kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ.

Về phần mình, tướng Keltz phủ nhận quan điểm của tướng Yao và khẳng định tất cả mục đích chỉ là nhằm đối phó với đe dọa từ Triều Tiên và các kế hoạch phòng thủ này không định và không được thiết kế nhằm đối trọng với lực lượng phòng thủ chiến lược của Trung Quốc. Mỹ sẽ không thay đổi chính sách của mình và của đồng minh trong khu vực.

Song rõ ràng là ông Keltz đã hi vọng sẽ đối thoại thêm với quân đội Trung Quốc, nhằm giải thích cho ban lãnh đạo PLA rằng các kế hoạch phòng thủ không có gì đáng sợ. “Mối quan hệ quân sự - với - quân sự tốt đẹp hơn đồng nghĩa với việc chúng ta có cơ hội thảo luận về những vấn đề này”, ông Keltz cho hay. Ông cũng chỉ ra, “hôm nay có hai vị tướng, Trung Quốc và Mỹ, đang tranh luận về điều này công khai trong cùng một phòng”.

Ông nhấn mạnh thêm, “cách đâu không lâu, mối quan hệ quân sự giữa hai nước được dựa trên những quyết định theo kiểu liệu một đội bóng bàn Mỹ hay một đội quân nhạc có nên được cử tới Bắc Kinh”.

Cảnh báo nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Á

Tại hội nghị an ninh Đối Thoại Shangri-La, các Bộ trưởng Quốc phòng ngày 1/6 đã cảnh báo về nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang làm mất ổn định khu vực châu Á.

Nhờ có mức tăng trưởng cao và do lo ngại về những căng thẳng khu vực, các nước châu Á trong thời gian qua đã gia tăng trang bị vũ khí cho quân đội.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS ), năm ngoái, lần đầu tiên, chi tiêu quân sự của các nước châu Á đã vượt hơn chi tiêu của các thành viên châu Âu trong khối NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương).

Các số liệu mới nhất do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc được thẩm định tăng gấp bốn lần từ 37 tỷ vào năm 2000 lên tới 166 tỷ năm 2012.

Chi tiêu quân sự của Ấn Độ cũng tăng 67% từ năm 2000 đến 2012. Ngay cả Nhật Bản tháng 1 vừa qua loan báo là lần đầu tiên từ một thập niên qua, nước này sẽ tăng chi phí quốc phòng trong năm nay.

Tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cho rằng việc gia tăng chi tiêu quốc phòng ở châu Á là rất “đáng ngại”, trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ngày càng tăng và các nước tranh giành các nguồn tài nguyên. Điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn định lâu dài hoặc nguy hiểm hơn nữa, dẫn đến xung đột vũ trang.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purmono Yusgiantoro cho rằng “để tránh cho việc hiện đại hóa quân đội dẫn đến mất ổn định khu vực, cần phải có một sự minh bạch cao hơn”.

Theo Dân Trí

Theo Dân Trí

Bạn có thể quan tâm