Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ thu hồi 50.000 Bitcoin giấu trong hộp kẹo

Đột nhập vào nhà nghi phạm James Zhong, cảnh sát Mỹ phát hiện khối tài sản Bitcoin từng có trị giá hơn 3 tỷ USD được cất giấu trong hộp bắp rang đặt giữa phòng tắm.

Số Bitcoin bị đánh cắp được giấu trong hộp kẹo, bên trong két sắt dưới lòng đất và trong phòng tắm. Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ.

Bộ Tư Pháp Mỹ (DoJ) xác nhận đã tịch thu toàn bộ 50.676 Bitcoin được đánh cắp từ website chợ đen Silk Road cách đây 10 năm. Số tiền này đã được tìm thấy tại nhà nghi phạm James Zhong (32 tuổi) ở bang Georgia.

Một phần số Bitcoin được Zhong giấu trong một két sắt chôn dưới đất. Phần còn lại được cất giấu tinh vi bên trong bảng mạch dưới đáy hộp bắp rang và đặt trong phòng tắm, DoJ cho biết.

Cơ quan chính phủ Mỹ đã thông báo tịch thu số Bitcoin này từ tháng 11/2021. Vào thời điểm đó, 50.676 Bitcoin bất hợp pháp trị giá hơn 3,36 tỷ USD. Nhưng gần đây, vì giá trị lao dốc, khối tài sản này hiện chỉ tương đương 1 tỷ USD. Song, đây vẫn là vụ thu giữ tiền điện tử lớn thứ hai trong lịch sử của Bộ Tư pháp Mỹ.

“James Zhong bị buộc tội gian lận tài chính từ 10 năm trước vì đánh cắp hơn 50.000 Bitcoin từ Silk Road. Trong suốt 10 năm qua, tung tích của khối tài sản Bitcoin khổng lồ trị giá hơn 3,3 tỷ USD đã trở thành một bí ẩn không có lời giải”, công tố viên Damian Williams cho biết.

Nhưng cơ quan pháp luật Mỹ vẫn không từ bỏ việc truy vết số tài sản bất chấp việc nó được cất giấu rất tinh vi trong két sắt dưới lòng đất hay trong hộp bắp rang, ông khẳng định.

Giau Bitcoin trong phong tam anh 1

James Zhong đã dùng thủ đoạn tinh vi để đánh lừa hệ thống chợ đen Silk Road, rút sạch 50.000 Bitcoin có trên nền tảng. Ảnh: EPA-EFE.

Cụ thể, điều tra viên của Sở Thuế vụ Mỹ phụ trách vụ án này cho biết James Zhong đã sử dụng một thủ đoạn lừa đảo tinh vi và thực hiện hàng loạt giao dịch phức tạp để che giấu số Bitcoin trái phép mà mình đang sở hữu.

Theo DOJ, hồi tháng 9/2012, anh đã đăng ký 9 tài khoản giả trên chợ đen Silk Road. Ở đây, bất kỳ ai cũng có thể mua chất kích thích, vũ khí và nhiều hàng cấm khác bằng Bitcoin mà không cần tiết lộ danh tính.

Với 9 tài khoản giả, Zhong đã chuyển ngẫu nhiên 200-2.000 Bitcoin trên mỗi tài khoản, sau đó liên tục yêu cầu rút tiền với tốc độ 5 lần/s để đánh lừa hệ thống. Chiêu trò của Zhong đã thành công và anh được chợ đen trả về số Bitcoin có giá trị gấp nhiều lần so với số anh đã chuyển vào.

Theo DoJ, Zhong đã thực hiện chiêu lừa đảo này hơn 140 lần và rút cạn kho tiền của Silk Road. Vào thời điểm đó, website chợ đen này có khoảng 50.000 Bitcoin. Số tiền rút về từ Silk Road bắt đầu được Zhong sử dụng từ năm 2017 khi vụ chia tách đồng Bitcoin Cash xảy ra, đẩy nhanh tốc độ và khối lượng giao dịch. Vào thời điểm đó, Zhong đã đổi 50.000 Bitcoin Cash ra 3.500 đồng Bitcoin, làm giàu thêm khối tài sản của mình.

Theo The Verge, sau khi phát hiện ra chiêu trò tinh vi này, James Zhong đã bị cáo buộc vì tội lấy cắp số Bitcoin từ chợ đen Silk Road và giấu kín nó suốt 10 năm. Lực lượng cảnh sát đã truy ra tung tích, sau đó đột kích vào ngôi nhà của Zhong tại bang Georgia và tịch thu thành công toàn bộ 50.000 Bitcoin bị giấu trong nhà.

Đến tháng 3/2022, James Zhong quyết định đầu thú và nhận tội lừa đảo trên Silk Road trong phiên tòa ngày 4/11. DoJ cho biết Zhong có thể sẽ chịu mức án tù lên đến 20 năm và sẽ chính thức kết tội vào ngày 22/2/2023.

Bộ Tư pháp Mỹ không công bố cụ thể quy trình bắt giữ số Bitcoin này. Nhưng theo The Verge, một trong những nguyên nhân khiến Zhong bại lộ là anh đã từng báo cảnh sát vì gặp trộm vào năm 2019, trong đó, vật dụng bị mất có “một lượng lớn Bitcoin”.

Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ

Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.

Người giữ 230.000 Bitcoin được báo trước khi bị truy nã

Ruja Ignatova có thể đã được cảnh báo trước về các cuộc điều tra của cảnh sát về dự án lừa đảo Onecoin.

Hàng trăm nghìn giàn máy đào Bitcoin đang để không trong kho

Thợ đào và các công ty khai thác giữ máy "nguyên seal" để tránh bị mất giá, trong bối cảnh đào coin không mang lại lợi nhuận.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm