Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Iran từng được dỡ bỏ từ 2015

Chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố chính thức nối lại các lệnh trừng phạt với Iran đã từng được dỡ bỏ vào năm 2015 theo thỏa thuận hạt nhân với nước này.

Theo AP, các lệnh trừng phạt được áp đặt lên lĩnh vực vận tải biển, tài chính và năng lượng. Đây là gói thứ 2 trong số các biện pháp trừng phạt được áp dụng kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5.

Các biện pháp này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ hai tới (5/11), trong đó xử phạt những quốc gia tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran và các công ty nước ngoài làm ăn với các thực thể Iran bị liệt vào danh sách đen, trong đó có ngân hàng trung ương nước này, một số công ty tài chính tư nhân và các công ty tàu biển nhà nước.

My trung phat Iran anh 1
Lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ khiến cho nền kinh tế Iran gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Trong hình là cảnh những người dân dõi theo biến động tỷ giá bên ngoài một cửa hàng đổi tiền ở thủ đô Tehran vào đầu tháng 10. Ảnh: AP

Có 8 quốc gia được miễn trừ và những nước này có thể tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran một cách tạm thời, trong đó có những đồng minh của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin đưa ra thông báo này vào ngày 2/11. Họ cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ tiếp tục cho đến khi Iran đáp ứng được yêu cầu của phía Mỹ. Các yêu cầu này bao gồm chấm dứt tài trợ hoạt động khủng bố, chấm dứt tham gia hoạt động quân sự tại Syria và tạm dừng hoàn toàn chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của nước này.

Trong bài phát biểu tại Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 73 vào cuối tháng 9, ông Trump đã kêu gọi các quốc gia khác cô lập Iran. Tuy nhiên điều này có vẻ không mang lại hiệu quả, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục mua dầu từ Iran trong khi Anh, Pháp và Đức đã hứa sẽ tiếp tục các hoạt động kinh doanh với quốc gia hồi giáo này.

Các chuyên gia phân tích dầu mỏ và các nhà ngoại giao châu Âu cho rằng, kể cả khi lệnh trừng phạt của ông Trump có hiệu lực, Iran vẫn có thể xuất khẩu ít nhất 1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Đây là sự sụt giảm mạnh so với đỉnh điểm 2.5 triệu thùng/ngày trước khi ông Trump nhậm chức, nhưng là con số vừa đủ để nền kinh tế Iran có thể hoạt động cầm chừng, chờ đợi nhiệm kỳ ông Trump kết thúc.

Giá dầu thế giới đã dao động mạnh, có lúc tăng lên mức 85 USD/thùng kể từ khi ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp đặt lại các biện pháp trừng phạt với Iran. Tuy nhiên việc triển vọng kinh tế thế giới giảm cùng với việc một số quốc gia vẫn có thể mua dầu từ Iran đã khiến cho giá dầu giảm xuống mức dưới 70 USD/thùng ở hiện tại.

Iran phóng tên lửa vào Syria, trả đũa vụ xả súng ở lễ duyệt binh

Vệ binh Cách mạng Iran vừa phóng nhiều tên lửa tấn công căn cứ của lực lượng nổi dậy SDF do Mỹ hậu thuẫn ở Syria, tuyên bố đây là đòn đáp trả vụ xả súng tại lễ duyệt binh hôm 22/9.

Xả súng tại lễ duyệt binh ở Iran, ít nhất 10 người thiệt mạng

Truyền thông địa phương cho biết nhiều tay súng đã phục kích buổi lễ duyệt binh ngày 22/9 tại thành phố Ahvaz, Iran khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương.

Quốc Thăng

Bạn có thể quan tâm