Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ ra tay hỗ trợ khí đốt cho châu Âu

Đây là biện pháp giúp châu Âu hạn chế sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga trong tương lai.

Theo CNBC, chính phủ Mỹ mới đây tuyên bố sẽ làm việc với các đối tác quốc tế nhằm cung cấp thêm ít nhất 15 tỷ m3 khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu trong năm nay.

Nhà Trắng cho biết sẽ nỗ lực đảm bảo nhu cầu về khí đốt tự nhiên ít nhất đến năm 2030 cho EU với khối lượng 50 tỷ m3/năm.

“Việc giao dịch dựa trên sự thấu hiểu giá cả về mặt lâu dài và nguyên lý cung/cầu” chính phủ Mỹ lưu ý.

Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả thỏa thuận này như một sáng kiến mang tính đột phá có thể tăng cường an ninh quốc gia, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế và năng lượng.

Bên cạnh đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã thành lập một lực lượng có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng cho Ukraine và EU trong những mùa đông sắp tới. Lực lượng Đặc nhiệm về An ninh Năng lượng sẽ do đại diện của Nhà Trắng và Ủy ban Châu Âu (EC) chủ trì.

My cung cap khi dot cho chau Au anh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen (phải). Ảnh: CNBC.

Trong bài phát biểu tại Brussels, Bỉ, ông Biden và bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch EC - lên tiếng chỉ trích hành động sử dụng vũ lực của Nga đối với Ukraine. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo khẳng định mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương đang mạnh mẽ và đoàn kết hơn bao giờ hết, đặc biệt sau thỏa thuận này.

Hiện, năng lượng Nga vẫn là nguồn nhập khẩu chính của EU, chiếm 40% đối với khí đốt tự nhiên. Doanh thu từ dầu và khí đốt của Nga chiếm khoảng 43% ngân sách liên bang của Điện Kremlin từ năm 2011-2020.

Trước những diễn biến phức tạp của cuộc chiến, giá nhiều loại năng lượng như than, dầu, khí đốt đều tăng mạnh. Tình trạng Nga bị áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây trên hai lĩnh vực tài chính và năng lượng còn khiến nguồn cung thế giới bị gián đoạn nặng nề.

Không ít quốc gia trên thế giới đang phải tranh giành tìm nguồn cung mới để thay thế vai trò của Nga. Điều này đồng thời để lại hậu quả về môi trường trong giai đoạn sau cuộc chiến ở Ukraine.

“Việc thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu hóa thạch khiến các quốc gia bỏ qua chính sách cắt giảm sử dụng. Chúng ta đang hủy diệt lẫn nhau khi quá phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”, Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, cảnh báo.

Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục trong vòng 30 năm

Lạm phát của Anh trong tháng 2 đạt 6,2%, vượt xa mức ghi nhận được vào tháng 1.

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm