Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ quyết giữ Bộ Tứ bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc

Tổng thống Biden sẽ tiếp tục duy trì liên minh an ninh Bộ Tứ, giữa Mỹ với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ có cuộc hội đàm trực tuyến với ngoại trưởng ba nước còn lại trong nhóm Bộ Tứ vào ngày 18/2. Đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu là các chủ đề trong chương trình nghị sự, theo AFP.

"Những cuộc thảo luận như vậy với ngoại trưởng các nước Bộ Tứ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy mục tiêu chung của chúng ta về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, cũng như vượt qua những thách thức định hình thời đại này", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói với các phóng viên hôm 17/2.

My quyet giu 'Bo Tu' bat chap canh bao tu Trung Quoc anh 1

Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận Malabar với các nước Bộ Tứ vào tháng 11/2020. Ảnh: Twitter/Hải quân Mỹ.

Ra mắt vào năm 2007, Bộ Tứ là ý tưởng của thủ tướng Nhật Bản, lúc bấy giờ là ông Shinzo Abe - người nóng lòng tìm kiếm các đối tác để kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Australia và Ấn Độ ban đầu tỏ ra thận trọng trong việc chống lại Trung Quốc, nhưng Bộ Tứ được mở rộng trong những năm gần đây khi mối quan hệ của cả hai nước này với Bắc Kinh xấu đi.

Vào tháng 11/2020, các nước Bộ Tứ tổ chức tập trận hải quân bốn bên ở vịnh Bengal và biển Arab. Australia lần đầu tham gia hoạt động này sau hơn một thập kỷ.

Vài tuần trước đó, các ngoại trưởng Bộ Tứ bao gồm người tiền nhiệm của ông Blinken, Mike Pompeo, đã gặp nhau tại Tokyo.

Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc hồi đầu tháng 2 cảnh báo Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng việc duy trì Bộ Tứ sẽ là "sai lầm chiến lược nghiêm trọng", nói ông có thể kích hoạt "đối đầu chiến lược gay gắt" với Bắc Kinh khi cố gắng ngăn chặn sự thống trị của họ.

Bài báo gây áp lực đặc biệt lên Ấn Độ, gợi ý rằng nước này có thể khiến hợp tác Bộ Tứ chấm dứt. Bài viết cũng nói Ấn Độ không nên "tự trói toàn bộ người mình vào cỗ xe chống Trung Quốc của Mỹ".

Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn khẳng định chủ trương không liên kết trong chính sách đối ngoại, nhưng căng thẳng với Trung Quốc đã tăng cao từ năm ngoái. Xung đột ở khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, trong khi chưa rõ con số thương vong của Trung Quốc.

Điều làm dấy lên suy đoán về tương lai của Bộ Tứ là việc Ấn Độ không sử dụng từ này trong thông cáo về cuộc điện đàm đầu tiên giữa Thủ tướng Narendra Modi với ông Biden, sau khi tổng thống Mỹ nhậm chức.

Thông cáo chỉ nói một cách chung chung về tầm quan trọng của việc "hợp tác với các nước cùng chí hướng".

Ấn Độ kêu gọi xây dựng một "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, mở và bao trùm". Tuyên bố này mang đến thêm một sắc thái cho cách mô tả "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở" của Nhà Trắng, vốn được xây dựng một phần thông qua Bộ Tứ.

Mỹ muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ trong 'Bộ tứ'

Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã thảo luận về an ninh với người đồng cấp ở Ấn Độ và Pakistan vào ngày 29/1, ba ngày sau khi ông được Thượng viện phê chuẩn chức vụ.

Tổng thống Trump tặng huân chương cho lãnh đạo 'Bộ tứ'

Tổng thống Trump tặng huân chương "Legion of Merit" cho cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe vì "vai trò lãnh đạo và tầm nhìn đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở".

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm