Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ phản đối cáp quang biển nối Hong Kong vì lo ngại công ty Trung Quốc

Các quan chức Mỹ đang tìm cách chặn dự án cáp quang ngầm dưới biển giữa Google, Facebook và một đối tác Trung Quốc do lo ngại về an ninh.

Động thái này được cho là có thể thay đổi hẳn những quy tắc hiện tại về truyền tải dữ liệu Internet giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Wall Street Journal.

Đường cáp quang dài 12.800 km mang tên Pacific Light Cable Network đã được các con tàu lắp đặt suốt dưới đáy biển từ Hong Kong tới Los Angeles, hứa hẹn mang lại kết nối nhanh hơn xuyên Thái Bình Dương.

Dự án đang được tiến hành nhờ giấy phép tạm sẽ hết hạn vào tháng 9, nhưng đang đứng trước nguy cơ phải dừng vì không được ủy ban liên ngành của Mỹ (thường gọi tắt là Ủy ban Viễn thông) tiếp tục cấp phép.

Bộ Tư pháp Mỹ, có đại diện trong ủy ban, đã phản đối dự án do lo ngại về đối tác Trung Quốc - công ty viễn thông Dr. Peng trụ sở ở Bắc Kinh - cũng như về việc Hong Kong sẽ là trạm tiếp nhận ở đầu bên kia, theo một số quan chức biết về quá trình xem xét. 

My phan doi cap ngam anh 1
Đường cáp quang dài 12.800 km mang tên Pacific Light Cable Network nối từ Hong Kong tới Los Angeles. Ảnh: Submarine Cable Networks.

Ủy ban này thường chấp thuận các dự án cáp ngầm trong quá khứ, bao gồm các đường cáp giữa Mỹ và Trung Quốc đại lục hay các dự án do công ty nhà nước Trung Quốc thực hiện. Chỉ cần ủy ban này thấy rằng trạm tiếp nhận phía Mỹ được bảo mật đủ để ngăn chính phủ nước ngoài nghe lén.

Nếu phía Mỹ từ chối cấp phép cho đường cáp Pacific Light, đây sẽ là lần đầu tiên một tuyến cáp quang biển bị Mỹ từ chối vì lý do an ninh, và là dấu hiệu cho thấy Washington đang siết chặt quản lý các dự án của Trung Quốc.

Sự phản đối từ Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho thấy sự ngờ vực về tham vọng của Trung Quốc giữa lúc hai nước đang căng thẳng về thương mại và cạnh tranh gay gắt về công nghệ.

Hàng trăm tỷ USD hàng hóa xuất khẩu giữa hai nước đã bị đánh thuế và Washington đang có nhiều chiến lược tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung, nhằm đẩy lùi ảnh hưởng đang lên về kinh tế và quân sự của Bắc Kinh.

Mỹ cũng đang thực hiện chiến dịch chống lại tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei, tìm cách cấm vận để loại bỏ hãng này khỏi cuộc đua mạng thế hệ mới 5G, đồng thời giới hạn vai trò của Huawei trong các tuyến cáp ngầm đang truyền tải gần như toàn bộ dữ liệu Internet của thế giới.

Với đường đi của nó, dự án cáp ngầm Pacific Light tiêu tốn ít nhất 300 triệu USD chi phí xây dựng, theo một số chuyên gia tư vấn các công ty cáp ngầm. Google và Facebook trong thập kỷ qua đã bỏ tiền lắp đặt các đường cáp tương tự để phục vụ luồng dữ liệu ngày càng tăng giữa Mỹ và châu Á.

My phan doi cap ngam anh 2
Với đường đi của nó, dự án cáp ngầm Pacific Light tiêu tốn ít nhất 300 triệu USD chi phí xây dựng. Ảnh minh họa: The Australian.

Khi hoàn thành Pacific Light, các công ty này sẽ có băng thông lớn hơn kết nối trực tiếp đến Hong Kong, đầu mối về Internet của khu vực có kết nối đến các thị trường đang lên như Philippines, Malaysia, Indonesia, cũng như Trung Quốc đại lục.

Lo ngại của Ủy ban Viễn thông về dự án của tập đoàn Dr. Peng xoay quanh việc công ty này có liên hệ với chính phủ Trung Quốc và việc Hong Kong ngày càng mất đi quyền tự trị, vấn đề đã dẫn đến biểu tình phản đối Bắc Kinh trên toàn đặc khu nhiều tháng nay.

Trước đây, đường cáp nối đến Hong Kong được cho là bảo mật hơn là nối đến Trung Quốc đại lục, nhưng giờ đây không còn sự khác biệt đó nữa, các quan chức nói với Wall Street Journal.

Những người ủng hộ tuyến cáp lập luận rằng nếu chấp thuận dự án, phía Mỹ sẽ có thẩm quyền giám sát tính bảo mật tốt hơn. Ngay cả khi từ chối dự án, nhu cầu truyền tải dữ liệu tăng cao vẫn sẽ dẫn đến các tuyến cáp khác nhưng lại không nằm trong thẩm quyền quản lý của Mỹ.

Năm ngoái, lần đầu tiên Ủy ban Viễn thông đề nghị ngăn một ứng dụng Trung Quốc cung cấp dịch vụ tại Mỹ vì các lo ngại an ninh quốc gia. Đến tháng 5 năm nay, Ủy ban Viễn thông Liên bang (FCC) chính thức thực hiện đề nghị này, chặn ứng dụng của công ty China Mobile Ltd, dù trước đó vẫn chấp thuận các ứng dụng từ các công ty khác của Trung Quốc như China Telecom và China Unicom.

My phan doi cap ngam anh 3
Khoảng 380 cáp ngầm đang hoạt động truyền tải hầu hết dữ liệu Internet xuyên lục địa của thế giới, thông qua khoảng 1.000 trạm tiếp nhận. Ảnh: Wall Street Journal.

Sự cố cáp quang biển AAG ảnh hưởng thế nào đến người dùng Internet VN?

Mỗi khi có sự cố về cáp biển, chất lượng dịch vụ Internet Việt Nam đi quốc tế có thể mất ổn định cục bộ trong một vài ngày đầu.

Cáp quang biển - quân bài trong tay áo của Huawei

Sự lớn mạnh của Huawei trong ngành công nghiệp cáp ngầm đã dấy lên mối lo ngại về bảo mật thông tin cho chính phủ Mỹ, cũng như các quốc gia đồng minh khác.




Ong Bill Clinton nhap vien hinh anh

Ông Bill Clinton nhập viện

0

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nhập viện tại Washington để xét nghiệm và theo dõi vào chiều 23/12 sau khi bị sốt, một trợ lý của ông cho biết trên mạng xã hội.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm