Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ không còn là 'đấng cứu thế' ở Trung Đông

Các nước Arab tiến hành chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Yemen mà không cần đến sự trợ giúp từ phía Mỹ, một động thái chưa có tiền lệ.

d
Chiến dịch "Cơn bão quyết định" phản ánh quyết định thay đổi của thế giới Arab, không còn phụ thuộc vào Washington trong các hoạt động quân sự. Ảnh: Alarabiya

Từ hơn hai thập kỷ qua, hầu như tất cả các chiến dịch quân sự lớn, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông đều có sự góp mặt của Mỹ với tư cách dẫn đầu, nhưng thông lệ này không lặp lại trong năm 2015. Theo National Interest, liên minh các nước Arab thực hiện chiến dịch "Cơn bão quyết định" trên lãnh thổ Yemen.

Chiến dịch diễn ra vào ngày 26/3, sau khi phiến quân Houthi lật đổ chính phủ Yemen. Liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu được xem như một sự thức tỉnh của "tinh thần Arab". Chiến dịch "Cơn bão quyết định" đại diện cho một khái niệm mới trong thế giới Arab. Đó là "nguyên tắc Salam".

Trước đó, trong chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và lần thứ hai đều thực hiện với một liên minh do Mỹ dẫn đầu. Các nước Arab tham gia với tư cách thành viên đơn thuần. Nhưng tuần trước khi phiến quân phiến quân Houthi nổi dậy, Saudi Arabia đã không chờ đợi một phản ứng từ Washington.

Họ chủ động tập hợp một liên minh rất mạnh gồm 10 quốc gia. Đây là một bước đi táo bạo và chưa có tiền lệ trong thế giới Arab, một sự thay đổi vị trí từ bị động sang chủ động. Chiến dịch đã cho thấy 2 bài học quý giá.

Tiêm kích F-15 của Không quân
Tiêm kích F-15 của Không quân Arab Saudi cất cánh dội bom vào các mục tiêu của phiến quân Houthi ở Yemen. Ảnh: Alarabiya

Đầu tiên, một cường quốc trong khu vực có thể dẫn đầu một liên minh để thay đổi lịch sử. Trung Đông không thể cứ trông chờ mãi vào Washington như "đấng cứu thế" cho các vấn đề trong khu vực.

Thứ hai, Washington sẽ cùng tham gia nếu Trung Đông dẫn đầu và thể hiện sự kiên quyết trong lãnh đạo. Mỹ sẽ không phản đối sáng kiến của các nước Arab mà còn ủng hộ một cách rộng rãi.

Sự miễn cưỡng của chính quyền Obama khi can thiệp vào khu vực, đặc biệt là vấn đề Syria có thể đã giúp ích cho Trung Đông. Sự chần chừ của Washington đã giúp các nước nhận ra rằng, họ cần phải dựa vào nguồn lực và sự lãnh đạo của chính mình.

Các nhà lãnh đạo khu vực đã nhận thấy rằng, họ có thể làm điều đó, họ có thể tiến hành một chiến dịch quân sự lớn mà ở đó Mỹ chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không tham gia trực tiếp. Hội nghị thượng đỉnh Arab diễn ra vào ngày 15/3 tại Sharm El Sheikh, Ai Cập, các nhà lãnh đạo đã đồng ý tạo ra một lực lượng quân sự chung.

Theo Tổng thư ký liên đoàn Arab, Nabil Elaraby, lực lượng quân sự chung sẽ đóng vai trò răn đe hoặc gìn giữ hòa bình trong khu vực. Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cũng nói rằng: "Trong bối cảnh những thách thức an ninh đang bao trùm khu vực, một lực lượng thích hợp sẽ giúp đối phó với các vấn đề khó khăn".

Các nước Arab thống nhất tạo ra một lực lượng chung sau nhiều năm tranh luận đã cho thấy tính cấp thiết của vấn đề. Chiến dịch Cơn bão quyết định là một "phép thử" trong khả năng tự giải quyết các vấn đề của thế giới Arab.

Yemen: Vùng đất của những tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất

Yemen được xem là vùng chiến lược tại Trung Đông. Quan trọng hơn, đây còn là vùng đất ẩn náu của những tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất trên thế giới.

Yemen: Phiến quân Houthi chiếm dinh tổng thống ở Aden

Các tay súng Houthi và lực lượng đồng minh đã chiếm dinh tổng thống tại thành phố duyên hải ở miền nam Yemen.

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm