Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ điều tàu chiến mang tên lửa chống hạm NSM đến Biển Đông

Hải quân Mỹ vừa điều động tàu chiến tuần duyên USS Gabrielle Giffords mang theo tên lửa chống hạm NSM có thể đánh trúng cửa sổ tàu chiến từ khoảng cách hơn 180 km.

Đại úy John Gay, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, xác nhận tàu chiến tuần duyên USS Gabrielle Giffords (LCS 10) đã rời cảng San Diego đến châu Á – Thái Bình Dương vào ngày 3/9, Defense News cho biết.

Con tàu mang theo vũ khí mạnh nhất từng được trang bị cho tàu chiến tuần duyên (LCS) đến hoạt động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Gói vũ khí mạnh nhất của LCS

LCS 10 mang theo tên lửa chống hạm siêu thanh NSM, hợp tác phát triển giữa Kongsberg của Na Uy và Raytheon của Mỹ. Tên lửa có tầm bắn hơn 180 km, phát hiện mục tiêu bằng công nghệ thụ động thông qua hình ảnh lưu trong bộ nhớ của tên lửa.

Tên lửa NSM được dẫn đường đến mục tiêu kết hợp quán tính, GPS, tham chiếu địa hình và hồng ngoại chủ động và dữ liệu hình ảnh mục tiêu giai đoạn cuối. Công nghệ dẫn đường của NSM chính xác đến mức người điều khiển có thể chỉ định tên lửa bắn vào một điểm cụ thể trên tàu như phòng máy hoặc tháp chỉ huy.

Hai quan My tang cuong chien ham den chau A anh 1
Tàu chiến ven biển LCS 10 với gói nâng cấp trang bị tên lửa chống hạm NSM. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Với tên lửa NSM, tàu chiến LCS hoạt động ngoài khơi Virginia Beach, Virginia có thể phá hủy tàu chiến ở Cape Hatteras, North Caloria, xa hơn 48 km so với tầm bắn được công bố của tên lửa NSM và xa hơn tên lửa Harpoon tới 107 km.

Ngoài sát thủ diệt hạm NSM, LCS 10 còn mang theo trực thăng trinh sát không người lái MQ-8C Fire Scout. MQ-8C mang theo gói cảm biến trinh sát tối tân giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống và hỗ trợ dẫn đường cho vũ khí.

LCS 10 cùng LCS 8 đang có mặt ở Thái Lan sẽ giúp nâng cao sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ ở khu vực Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

LCS sẽ có mặt thường xuyên ở châu Á

Việc triển khai LCS 10 với hệ thống hỏa lực cực mạnh cho thấy Hải quân Mỹ đang dần tăng cường sự có mặt ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trong cuộc phỏng vấn của Defense News vào tháng 8/2018, Phó đô đốc Richard Brown, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ, cho biết một khi việc triển khai LCS được thực hiện, nó sẽ không dừng lại.

Hai quan My tang cuong chien ham den chau A anh 2
Tàu chiến tuần duyên LCS 8 trong đợt diễn tập chung đầu tiên với hải quân các nước ASEAN trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.

“Chúng tôi đang đi đúng hướng với đánh giá chiến lược năm 2016 về LCS và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy những đợt triển khai vào năm tới (2019) và sau đó sẽ diễn ra liên tục”, Phó đô đốc Brown nói.

Hải quân Mỹ đang nỗ lực cải thiện phạm vi tấn công của các hệ thống vũ khí, từ tên lửa, cảm biến để đáp ứng các thách thức an ninh mới. Một chiến hạm LCS nguy hiểm hơn là rất quan trọng đối với Hải quân Mỹ, trong bối cảnh các vụ tai nạn liên tiếp trong năm 2017 đã cướp đi sinh mạng 17 thủy thủ.

Hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận thêm 35 tàu chiến trong thời gian tới, phần lớn là các tàu chiến mặt nước. Hải quân Mỹ đang tìm cách duy trì sự hiện diện nhất quán ở Biển Đông, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nhiều tàu chiến LCS được triển khai luân phiên kiểu quay vòng.

Trong lần cải tổ vào năm 2016, Hải quân Mỹ đã chuyển từ hệ thống 3 thủy thủ đoàn vận hành 2 tàu chiến sang 2 thủy thủ đoàn vận hành một tàu chiến. 2 thủy thủ đoàn sẽ luân phiên vận hành tàu trong các giai đoạn khác nhau của quá trình triển khai. Điều đó giúp duy trì khả năng hoạt động liên tục của tàu mà không làm quá tải thủy thủ đoàn.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, Hải quân Mỹ đã tăng cường các hoạt động tự do hàng hải để đối phó với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Thời gian tới, khi Hải quân Mỹ nhận đủ 34 tàu chiến LCS trong kế hoạch, nó sẽ có mặt thường xuyên hơn trong các nhiệm vụ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Tương lai của Hải quân Mỹ: Robot và chiến hạm cỡ lớn

Hải quân Mỹ đang tập trung vào các robot chiến đấu dưới nước, chiến hạm mặt nước cỡ lớn để duy trì ưu thế và 2019 sẽ là năm bản lề đối với kế hoạch đầy tham vọng này.

Mỹ gián tiếp thừa nhận thất bại của dự án tàu chiến ven biển

Hải quân Mỹ đang đề xuất phát triển tàu hộ vệ tên lửa mới để bổ sung cho tàu chiến ven biển, một sự thừa nhận dự án tàu chiến được ví von là F-35 của đại dương đã thất bại.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm