Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đang có 3.750 đầu đạn hạt nhân

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5/10 cho biết tính đến cuối tháng 9/2020, nước này duy trì 3.750 đầu đạn hạt nhân kích hoạt và chưa kích hoạt.

Con số này thể hiện mức giảm 55 đầu đạn so năm 2019 và giảm 72 đầu đạn so với năm 2017.

"Việc tăng tính minh bạch kho dự trữ hạt nhân của các quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực không phổ biến và giải trừ quân bị", thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, theo AFP.

Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ nối lại công bố số lượng đầu đạn hạt nhân mà nước này đang có, sau khi cựu Tổng thống Donald Trump chỉ đạo dừng việc công bố dữ liệu này vào 4 năm trước.

Số lượng đầu đạn nêu trên là mức thấp nhất kể từ khi kho dự trữ hạt nhân của Mỹ đạt đỉnh vào năm 1965, với tổng số 31.255 đầu đạn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

My cong bo so dau dan hat nhan anh 1

Số đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Ảnh: AFP.

Việc Washington công bố số lượng đầu đạn hạt nhân diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực tái khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí với Nga, sau thời gian đình trệ dưới thời Trump.

Trong 4 năm nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Trump, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga, thay vào đó là thỏa thuận New Start vào năm 2020.

Thỏa thuận này nhằm giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân mà Mỹ và Nga nắm giữ, dự kiến hết hạn vào tháng 2/2022.

Ông Biden đã đề xuất gia hạn New Start lên 5 năm và Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó nhanh chóng đồng ý.

Tuần trước, Nga và Mỹ tổ chức đàm phán ở Geneva để bắt đầu thảo luận về kế hoạch New Start, cùng với các biện pháp kiểm soát vũ khí thông thường.

Đầu năm nay, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết Nga có 6.255 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có 350, Anh có 225 và Pháp có 290. Ba nước Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên có khoảng 460 đầu đạn.

Tướng Mỹ từng muốn ngăn cản ông Trump tấn công hạt nhân?

Khi tổng thống Mỹ ra lệnh tấn công hạt nhân hợp pháp, không ai có thể cản trở thực thi. Đây là điều tướng Mark Milley lo sợ khi ông Donald Trump thất cử và bị cho là mất kiểm soát.

Tàu ngầm hạt nhân Australia chưa hình thành, châu Á đã dậy sóng

Dù đội tàu ngầm hạt nhân của Australia, được Mỹ hỗ trợ phát triển theo liên minh an ninh AUKUS, vẫn chưa hình thành, một số nước châu Á đã lo ngại về nguy cơ chạy đua vũ trang.

Phạm Ân

Bạn có thể quan tâm