Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ chế tạo ‘lưỡi tầm sét’ nhân tạo để phá kẻ thù

Quân đội Mỹ đang nghiên cứu pháo “thiên lôi”, loại vũ khí có khả năng tạo ra những đợt sét lớn để phá hủy các mục tiêu của đối phương.

Quân đội Mỹ đang thử nghiệm pháo LIPC tại Picatinny Arsenal, khu phức hợp nghiên cứu công nghệ cao của Lầu Năm Góc ở bang New Jersry. Theo lý thuyết, khẩu pháo sẽ bắn chùm xung laser đặc biệt vào không trung, làm thay đổi các yếu tố tự nhiên để tạo thành một tia sét cực mạnh, đủ sức phá hoại cơ sở vật chất của các lực lượng thù địch, RT đưa tin.

Thử nghiệm "lưỡi tầm sét". Ảnh: RT.

Chuyên gia George Fischer, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Khi tia laser phát ra thành từng xung với năng lượng nhỏ, nó vẫn đủ khả năng gia tăng sức mạnh nếu biên độ giữa các xung cực ngắn. Trong thời gian mà súng bắn ra, xung laser có thể tạo ra lượng điện năng đủ lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của một thành phố lớn. Tuy nhiên, chúng chỉ kéo dài trong quãng thời gian tương đương hai phần ngàn tỷ giây". Trên thực tế, việc khống chế nguồn năng lượng của xung laser không hề đơn giản.

Cũng theo ông Fischer, khi xung laser tập dày đặc trong không khí, chúng có thể phá hủy nhiều vật thể. Về mặt lý thuyết, chúng có khả năng phá hủy những đối tượng cụ thể như xe bọc thép, máy bay, xe tăng của đối phương nhưng không gây ảnh hưởng tới những thứ xung quanh mục tiêu.

Tuy nhiên, những xung laser có khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu bằng kim loại, nằm dưới mặt đất. Nó khiến số lượng mục tiêu của "pháo thiên lôi" trở nên giới hạn, đồng thời làm giảm độ chính xác của loại vũ khí này. Ngoài ra, chi phí cho mỗi lần bắn cũng cao hơn nhiều so với các loại vũ khí thông thường.

Hiện tại, các kỹ sư đang nỗ lực thu gọn "pháo thiên lôi” để gắn chúng trên các xe tải, xe bọc thép hoặc máy bay. Tương lai của loại vũ khí này vẫn khá mịt mờ bởi quân đội Mỹ chưa đặt mua bất kỳ thiết bị nào. Dẫu vậy, ông Fischer vẫn khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tới khi tia chớp hạ gục mục tiêu mô phỏng”.                    

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm