Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ bí mật thử nghiệm đạn pháo siêu tốc

Hải quân Mỹ đã bí mật thử nghiệm đạn pháo siêu tốc HVP bắn từ pháo 127 mm trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke, mở ra khả năng phòng thủ tên lửa hiệu quả với chi phí thấp.

Thử nghiệm diễn ra vào mùa hè năm 2018, trong khuôn khổ cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2018). Tuy nhiên, thử nghiệm diễn ra lặng lẽ và các lực lượng tham gia hầu như không biết việc Hải quân Mỹ đã bắn thử vũ khí mới.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành bởi Văn phòng Năng lực chiến lược của Hải quân và Lầu Năm Góc, một phần trong các nghiên cứu nhằm biến pháo truyền thống thành vũ khí hiệu quả với chi phí thấp để chống lại tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

Văn phòng Nghiên cứu Hải quân (ONR) và Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ chối bình luận về thông tin thử nghiệm đạn HVP tại RIMPAC 2018. Một phát ngôn viên của ONR cho biết không có gì để nói với USNI News.

dan phao sieu toc My anh 1
Đồ họa đạn siêu tốc HVP. Ảnh: BAE Systems.

Đạn HVP do Tập đoàn BAE Systems chế tạo, ban đầu dùng cho pháo điện từ nhưng hải quân và Lầu Năm Góc nhìn thấy tiềm năng của loại vũ khí phòng thủ tên lửa có thể bắn viên đạn đi với tốc độ siêu thanh. Đạn HVP có thiết kế khí động học như một mũi tên nhọn, cho phép giảm tối đa lực kéo tác động lên đầu đạn.

Đạn HVP với thiết kế đặc biệt giúp đạt tốc độ rất cao, giảm thời gian nhắm mục tiêu, kết hợp với thiết bị dẫn đường tinh vi, đem lại khả năng tấn công chính xác cao như tên lửa. Đạn HVP được bắn ra khỏi nòng pháo thông qua một guốc tỳ Nó dựa vào động năng của vụ va chạm ở tốc độ cao để phá hủy mục tiêu mà không cần dùng thuốc nổ.

Hiện tại, Hải quân Mỹ sử dụng kết hợp tên lửa tầm thấp RIM-116 RAM, RIM-162 ESSM và Standard Missile để đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Các loại tên lửa này tuy hiệu quả nhưng chi phí lại rất cao, Bryan Clark thuộc Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách nói với USNI News hôm 7/1.

dan phao sieu toc My anh 2
Các loại đạn HVP. Đồ họa: BAE Systems.

Năm 2016, tàu khu trục USS Mason (DDG-87) đã bắn 3 tên lửa để đánh chặn 2 tên lửa hành trình do phiến quân Houthi phóng từ bờ Biển Đỏ. Dù tên lửa mục tiêu đã bị đánh chặn nhưng Hải quân Mỹ phải tốn hàng triệu USD cho việc này.

“Nếu bạn đang nghĩ về mối đe dọa mà bạn có thể gặp phải ở Trung Đông đó là tên lửa hành trình cấp thấp, máy bay không người lái, thì bây giờ bạn có thể bắn hạ chúng mà không cần phải dùng đến RIM-162 ESSM trị giá 2 triệu USD, hay RIM-116 trị giá 1 triệu USD, vì đã có viên đạn siêu tốc, ngay cả với ước tính cao nhất, chi phí của nó dao động từ 75.000-100.000 USD, rẻ hơn nhiều so với tên lửa”, ông Clark nói.

Một lợi ích khác khi sử dụng HVP bắn từ pháo là tốc độ bắn nhanh và số lượng đạn mang theo nhiều hơn. Pháo 127 mm có thể bắn 15 viên mỗi phút cho nhiệm vụ phòng không, cũng như tấn công mặt đất. Điều đó bổ sung đáng kể cho năng lực phòng thủ tên lửa. “Hãy nghĩ rằng mỗi viên đạn HVP có thể thay thế cho mỗi tên lửa ESSM hoặc RAM, chúng rẻ hơn rất nhiều”, ông Clark nói.

Đạn HVP cũng đang được thử nghiệm để bắn từ pháo 155 mm trên mặt đất của thủy quân lục chiến và quân đội, cung cấp tùy chọn phòng không hạn chế cho các đơn vị triển khai chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt.

Giấc mơ siêu pháo điện từ của Mỹ gặp trở ngại

Điện năng tiêu thụ quá lớn trong khi năng lực tác chiến chưa thể kiểm chứng, giấc mơ siêu pháo ray điện từ của Hải quân Mỹ đang đối mặt với thách thức lớn.

Những con số ấn tượng về siêu vũ khí điện từ của Mỹ

Pháo điện từ cần nguồn điện có công suất 25 MW đủ cung cấp cho 18.750 hộ gia đình. Đầu đạn bắn ra từ pháo có thể xuyên qua 7 tấm thép dày mà không cần thuốc nổ.



Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm