Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ bắt viên chức TQ gian lận visa để chiêu mộ các nhà khoa học

Viên chức chính phủ Trung Quốc bị cơ quan chức năng Mỹ bắt giữ với cáo buộc âm mưu gian lận visa cho các đồng nghiệp phụ trách chiêu mộ những nhà khoa học Mỹ.

Bộ Tư pháp Mỹ nói ông Zhongshan Liu, 57 tuổi, là một phần trong âm mưu đưa viên chức chính phủ Trung Quốc đến Mỹ dưới vỏ bọc học giả nghiên cứu, trong khi thực tế mục đích chính của họ là chiêu mộ các nhà khoa học và kỹ sư hàng đầu của Mỹ để "điều chuyển" kiến thức và các lợi ích quốc gia khác của Trung Quốc.

Theo South China Morning Post, vụ việc xảy ra giữa lúc các kỹ sư và nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa ngày càng bị Cục Điều tra Liên bang (FBI) cũng như các cơ quan an ninh khác của Mỹ nghi ngờ làm gián điệp và đánh cắp bí mật thương mại Mỹ cho Bắc Kinh.

Gian lận visa

"Chúng tôi chào đón sinh viên và nhà nghiên cứu nước ngoài, bao gồm Trung Quốc, nhưng chúng tôi không hoan nghênh việc gian lận visa, đặc biệt là trên danh nghĩa chính phủ", John Demers, trợ lý bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách an ninh quốc gia, cho hay trong một thông cáo.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý các âm mưu của chính phủ Trung Quốc vi phạm luật pháp Mỹ để thúc đẩy các lợi ích của riêng họ thông qua việc điều chuyển nghiên cứu và tri thức Mỹ sang Trung Quốc".

my bat giu vien chuc trung quoc gian lan visa anh 1
Trợ lý bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách an ninh quốc gia John Demers. Ảnh: AFP.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa lập tức phản hồi yêu cầu bình luận.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Liu bị bắt hôm 15/9 tại Fort Lee, bang New Jersey. Công dân Trung Quốc bị buộc tội âm mưu gian lận visa, tội danh có thể chịu mức án tối đa 5 năm tù.

Theo hồ sơ được tiết lộ tại tòa án liên bang ở New York, ông Liu bị cáo buộc liên quan đến nhiều hoạt động gian lận visa khác nhau với tư cách người đứng đầu văn phòng New York của Hiệp hội Trao đổi Nhân sự Quốc tế Trung Quốc từ khoảng năm 2017 đến tháng 9.

Hồ sơ nói rằng ông Liu đã cố lấy visa J-1 cho một nhân viên tại văn phòng New York của hiệp hội nói trên. Thay vì tiến hành công việc nghiên cứu tại "cơ sở nghiên cứu của doanh nghiệp, bảo tàng, thư viện, trường đại học hay các cơ sở nghiên cứu khác" - như mục đích chính của visa J-1, các viên chức Trung Quốc được đưa đến để giúp chiêu mộ các nhà khoa học, học giả, kỹ sư và chuyên gia Mỹ đến Trung Quốc làm việc.

Để tránh nghi vấn từ cơ quan chức năng Mỹ về việc liệu nữ viên chức Trung Quốc được cấp visa J-1 nói trên có thực sự làm nghiên cứu tại một trường đại học ở bang Georgia hay không, ông Liu đã đề nghị cô này đi đến trường ngay sau khi tới Mỹ.

Cô này cũng được yêu cầu lấy thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe bang Georgia, sao kê tài khoản ngân hàng, hóa đơn điện nước, và thường xuyên đến trường này dù làm việc ở khu vực New York.

Ông Liu cũng bị cáo buộc lấy visa cho một nhân viên sắp gia nhập văn phòng New York của hiệp hội. Để giúp người này có được visa, ông Liu được cho là đã liên lạc với một số trường đại học Mỹ với hy vọng có được thư mời đến Mỹ với tư cách học giả nghiên cứu từ một trong các trường này.

Nguy cơ gián điệp, hợp tác với Viện Khổng Tử

Theo FBI, hiệp hội nói trên tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, đóng vai trò là cầu nối cho hoạt động "trao đổi nhân tài, tham vấn, nhập khẩu công nghệ và thiết bị tân tiến".

Hồ sơ tại tòa án cho hay ông Lưu đã hợp tác với Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại New York, một chương trình của Viện Khổng Tử tại Boston giữa lúc Mỹ siết chặt việc cấp visa khiến hiệp hội của ông gặp khó khăn về nhân sự cho các văn phòng ở Mỹ.

Từng có lúc ông Liu được cho là đã nói chuyện với các viên chức sứ quán Mỹ về việc sáp nhập hiệp hội với bộ phận khoa học và công nghệ của sứ quán để hiệp hội có thể lấy được visa ngoại giao.

"Kể từ khi Mỹ có chính quyền mới, họ ngày càng nghiêm ngặt trong việc cấp phép cho sinh viên và học giả đến Mỹ", ông Liu viết trong một báo cáo cho các quan chức Trung Quốc.

my bat giu vien chuc trung quoc gian lan visa anh 2
Trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington. Ảnh: Wikimedia Commons.

Hồ sơ tại tòa cũng hé lộ một số thông tin về nghiệp vụ điều tra của FBI liên quan đến Chương trình 1.000 Nhân tài của Trung Quốc. Sáng kiến này của chính phủ Trung Quốc được khởi động năm 2008 nhằm chiêu mộ các chuyên gia quốc tế hàng đầu về nghiên cứu khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp.

Các chuyên gia an ninh nói Bắc Kinh dùng chương trình này để có được quyền tiếp cận các công trình nghiên cứu nhạy cảm trước khi chúng được công bố, đồng thời thu hút các tài năng giảng dạy, nghiên cứu đến Trung Quốc.

Trong các phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, Giám đốc FBI Christopher Wray từng cảnh báo việc Trung Quốc sử dụng các giáo sư, nhà khoa học và sinh viên để đánh cắp thông tin tình báo là nguy cơ an ninh quốc gia "tại hầu hết văn phòng địa phương của FBI trên toàn quốc".

Nhà ngoại giao Mỹ tuồn tài liệu cho tình báo Trung Quốc lãnh án

Nhà ngoại giao Candace Marie Claiborne bị tuyên 40 tháng tù hôm 9/7 vì nói dối cơ quan điều tra về số tiền bà nhận được từ nhân viên tình báo Trung Quốc để đổi lấy tài liệu của Mỹ.

Vương Kỳ Sơn: Thế giới không thể tách khỏi Trung Quốc được

Bắc Kinh và thế giới phải cùng tồn tại - đó là thông điệp từ Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn ngày 8/7 giữa lúc nước này cố giải quyết cuộc thương chiến gay gắt với Mỹ.


Ong Trump nhan tin vui hinh anh

Ông Trump nhận tin vui

0

Kế hoạch tuyên án ông Trump trong vụ án hình sự ở New York sẽ không diễn ra vào tuần tới như dự kiến vì các luật sư của ông thúc đẩy bãi bỏ truy tố sau chiến thắng bầu cử.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm