Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ bảo vệ 'cái ô hạt nhân' cho đồng minh châu Á

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho biết đồng minh tại châu Á coi "cái ô hạt nhân" Washington là sự bảo lãnh đối an ninh của họ và Mỹ cũng khó có thể đưa ra kết luận khác.

Phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về các vấn đề Triều Tiên tại Washington ngày 4/4, ông Russel khẳng định lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Đài Loan (Trung Quốc) thừa nhận "tính tin cậy của chiếc ô hạt nhân Mỹ là của sự bảo lãnh tốt nhất đối với nền an ninh và ổn định cho họ cũng như các nước láng giềng".

Theo Kyodo, ông Russel đồng thời bác bỏ đề nghị của ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump trước đó về vấn đề vũ khí hạt nhân. Trump từng tuyên bố rằng nếu đắc cử, ông sẽ khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc tự phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân để tăng cường khả năng phòng thủ trước Triều Tiên và Trung Quốc, thay vì núp bóng Mỹ.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương nhấn mạnh, khó có thể xảy ra việc một lãnh đạo Mỹ "xem xét lại các khía cạnh địa chiến lược và đưa ra một kết luận khác". 

o hat nhan cua My o chau A anh 1

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel. Ảnh: Chatham House

Cũng tại sự kiện này, quan chức ngoại giao Mỹ cảnh báo Triều Tiên nên chấm dứt các chương trình hạt nhân nếu muốn nối lại đàm phán nhằm tìm ra giải pháp cho tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. 

"Mỹ và các nước đối tác không từ bỏ chính sách ngoại giao. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng tìm ra giải pháp. Nếu Triều Tiên tham gia, con đường phía trước sẽ không khó để hình dung. Nó sẽ bắt đầu bằng việc Bình Nhưỡng đóng băng các hoạt động hạt nhân như Iran đã làm, một tuyên bố đáng tin cậy về các hoạt động trong quá khứ và quá trình kiểm tra của IAEA tại khu vực hạt nhân", Russel nói.

Ông khẳng định Mỹ cùng các nước không công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân và chính sách theo đuổi hạt nhân của lãnh đạo Kim Jong Un sẽ không thành công. Tuy nhiên, Mỹ luôn sẵn sàng để mở cơ hội nối lại đàm phán. 

Triều Tiên bác bỏ mọi chỉ trích của quốc tế về chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Hồi tháng 3, nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố sẽ sớm thử nghiệm một đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo có thể chở đầu đạn.

"Chiếc ô hạt nhân" là cụm từ được sử dụng để nói việc một quốc gia sở hữu hạt nhân cam kết bảo vệ các quốc gia đồng minh không có vũ khí hạt nhân.

Cụm từ này thường được sử dụng trong các liên minh an ninh giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, NATO và Australia. Mỹ duy trì "chiếc ô hạt nhân" bảo vệ Hàn Quốc từ Chiến tranh Triều Tiên. Về mặt lý thuyết, Nhật Bản cũng có sự che chở từ "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ. 

Donald Trump cuồng ngôn đe dọa quan hệ Mỹ - Nhật

Việc tỷ phú Mỹ Donald Trump mô tả Nhật Bản là "kẻ ngồi không hưởng lợi" làm dấy lên mối lo ngại rằng quan hệ đồng minh Washington - Tokyo có thể rạn nứt.

Nhật, Hàn bác bỏ ý tưởng vũ khí hạt nhân của Donald Trump

Chính phủ Nhật, Hàn bác bỏ ý tưởng cho phép hai nước phát triển vũ khí hạt nhân và chính sách đối ngoại mà ứng viên đảng Cộng hoà tuyên bố trên truyền thông trước đó.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm