Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ, Anh, Australia công bố thỏa thuận lịch sử

Lãnh đạo liên minh AUKUS, gồm 3 nước Mỹ, Anh, Australia ngày 13/3 công bố thỏa thuận cho phép Australia lần đầu tiên có thể sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Từ trái sang, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố thỏa thuận mua tàu ngầm vào ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã gặp mặt tại căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego, California để công bố thỏa thuận này.

Sau 18 tháng thương thảo, thỏa thuận tiết lộ Mỹ sẽ bán 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia cho Australia vào đầu thập niên tới, và Canberra có thể mua thêm 2 chiếc nữa nếu cần thiết, Nikkei đưa tin. Việc chuyển giao tàu ngầm cũng cần chờ quốc hội Mỹ thông qua.

Với thỏa thuận này, Australia sẽ trở thành nước thứ 7 sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ.

Đây cũng sẽ là lần đầu tiên sau hơn 60 năm, Mỹ chia sẻ công nghệ đẩy hạt nhân (nuclear propulsion) sau khi chia sẻ nó với Anh vào giữa thế kỷ trước.

Ông Biden nói rằng thỏa thuận trong khuôn khổ liên minh AUKUS - được thành lập năm 2021 - là một phần của cam kết của Washington cùng hai trong số những đồng minh mạnh mẽ nhất của Mỹ đối với mục tiêu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

australia mua tau ngam anh 1

3 nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Australia thảo luận trong ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh thỏa thuận bán tàu ngầm lớp Virginia, 3 bên còn công bố dự án chế tạo lớp tàu ngầm mới, SSN-AUKUS, sẽ được chế tạo và vận hành tại Australia và Anh, với việc áp dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ. Quân đội Australia ước tính dự án này có thể tiêu tốn 245 tỷ USD đến năm 2055.

Văn bản của Nhà Trắng cho biết các nước AUKUS tuân thủ những quy định không phổ biến vũ khí hạt nhân. Australia khẳng định không có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân hay làm giàu uranium.

Tổng thống Biden nhấn mạnh những tàu ngầm này dùng năng lượng hạt nhân chứ không trang bị vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc đã chỉ trích liên minh AUKUS phổ biến vũ khí hạt nhân bất hợp pháp. Australia cũng từng xích mích với Pháp khi đột ngột hủy hợp đồng mua tàu ngầm thông thường của Paris để chọn tàu ngầm hạt nhân.

Những cuốn sách cần đọc để hiểu thêm về chính sách đối ngoại Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả những cuốn sách nên đọc để hiểu thêm về nước Mỹ - một trong những cường quốc thế giới và đối tác hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Mỹ lo thiếu tàu ngầm vì AUKUS

Với việc năng lực của các cơ sở đóng tàu ngầm quân sự tại Mỹ có hạn, Washington có thể phải đắn đo trước quyết định đóng tàu ngầm hạt nhân cho Australia ngay trên đất Mỹ.

Australia nói Trung Quốc 'phi lý' khi phản ứng với AUKUS

Bộ trưởng Quốc phòng Australia bác bỏ phản ứng của đại sứ Trung Quốc đối với hiệp ước an ninh AUKUS giữa nước này với Anh và Mỹ.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm