Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

'Mục tiêu tăng trưởng không bị ảnh hưởng bởi chuyển giao nhiệm kỳ'

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh việc chuyển giao nhiệm kỳ là điều bình thường, nhưng các mục tiêu sẽ được thực hiện một cách xuyên suốt.

tang truong,  gdp,  nghi quyet 01,  nghi quyet 02,  tang truong kinh te 2021,  kinh te nam 2021 anh 1

Sáng 4/1, Chính phủ tổ chức họp báo thông tin Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021 và Nghị quyết 02 về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo.

Theo Nghị quyết 01, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) được Quốc hội giao tăng khoảng 6%. Tuy nhiên, trong Nghị quyết, Chính phủ phấn đấu đạt tăng trưởng GDP đạt 6,5%. GDP bình quân đầu người hết năm 2021 đạt khoảng 3.700 USD/người.

"Chuyển giao nhiệm kỳ mới là bình thường"

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh Chính phủ sẽ kiên trì thực hiện "mục tiêu kép" để đạt được các mục tiêu đề ra trong năm nay, nghĩa là vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển nền kinh tế.

Khi được hỏi về việc trong năm 2021, sẽ có sự chuyển giao nhiệm kỳ của Chính phủ, liệu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các kết quả kinh tế - xã hội hay không, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh không hề bị ảnh hưởng.

tang truong,  gdp,  nghi quyet 01,  nghi quyet 02,  tang truong kinh te 2021,  kinh te nam 2021 anh 2

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: VGP.

Ông nhấn mạnh sau khi kết thúc Đại hội Đảng lần thứ XIII, việc chuyển giao nhiệm kỳ cho Chính phủ mới là điều bình thường. "Nghị quyết, mục tiêu, quyết tâm này, thông điệp này của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ là xuyên suốt tất cả giai đoạn", ông nhấn mạnh.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết tất cả cấp, ngành phải thực hiện một cách nghiêm túc những gì mà Nghị quyết 01 và 02 đề ra. Ông nhấn mạnh để thành công phải triển khai một cách đồng bộ, có sự kế thừa, chủ động thực hiện ngay từ đầu.

Bộ trưởng nhắc lại việc Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”. Điều này đã được thể hiện rất rõ ngay trong Nghị quyết 01. Ông nhấn mạnh khát vọng phát triển là điều rất mới so với Nghị quyết các năm trước đây. Điều này thể hiện khát vọng mang tính vĩ mô, giúp Việt Nam bước vào giai đoạn mới, nhất là khi đất nước chưa bao giờ có vị thế như ngày nay.

tang truong,  gdp,  nghi quyet 01,  nghi quyet 02,  tang truong kinh te 2021,  kinh te nam 2021 anh 3

"Chưa đặt vấn đề mở cửa nền kinh tế"

Tại buổi họp báo, Zing đặt câu hỏi về việc trong năm 2021, Chính phủ tính toán ra sao về thời điểm mở cửa nền kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết chưa thể khẳng định ngày nào, giờ nào, thời điểm nào mở cửa nền kinh tế. Điều này còn phụ thuộc vào thời điểm nắm bắt tình hình trong bối cảnh dịch Covid-19, cũng như khẳng định mức độ an toàn để giao thương.

Ông Phương nhắc lại năm 2020, sau khi Việt Nam mở lại một số đường bay thương mại, nhưng khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã dừng lại. Bộ KHĐT đề xuất Chính phủ có bước đi mở cửa lại nền kinh tế một cách hết sức thận trọng, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe cho người dân.

tang truong,  gdp,  nghi quyet 01,  nghi quyet 02,  tang truong kinh te 2021,  kinh te nam 2021 anh 4

Chính phủ chưa xem xét vấn đề mở cửa nền kinh tế. Ảnh: TT.

Trao đổi thêm, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh trong thời điểm khó khăn này Chính phủ chưa đặt vấn đề mở cửa lại nền kinh tế. Ông nhắc lại câu nói của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ: "Không được chủ quan, không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế".

Ông cho rằng vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, chưa lường hết được hậu quả của đại dịch Covid-19. Việt Nam chưa mở cửa lại nền kinh tế, nhưng không đóng cửa. Cụ thể, Việt Nam vẫn mở cửa cho phép mở chuyến bay thương mại để chuyên gia, lao động, nhà đầu tư, doanh nghiệp đến khảo sát đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, vận hành quản lý doanh nghiệp.

“Chúng ta thực hiện khéo léo các chính sách để vẫn giữ phát triển kinh tế, nhưng vẫn không chủ quan chống dịch", ông nói.

Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh trong năm 2021, Chính phủ sẽ tập trung chất lượng xây dựng thể chế, quan trọng để phát triển đất nước. Đặc biệt, về cơ chế chính sách, ngân sách, thuế, đất đai, xây dựng, môi trường đầu tư.

Quyết liệt cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính bởi vấn đề này còn nhiều dư địa, cắt bỏ những khó khăn cho doanh nghiệp. Chính phủ sẽ có công cụ đánh giá, công khai, người dân giám sát vấn đề này. Một việc nữa là tập trung vốn đầu tư công ngay từ đầu năm.

Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt khoảng 4,8%/năm. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%. Chính phủ cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66%.

Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”. Trong đó, tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để kích thích tổng cầu phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Nghị quyết 01 năm nay vẫn giữ tinh thần của Nghị quyết 01 các năm trước khi Chính phủ thể hiện quyết tâm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, kịp thời dự báo và chuẩn bị phương án, kịch bản, biện pháp, đối sách ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh.

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2020

Năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,91%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Xuất siêu đạt kỷ lục, vượt 19,1 tỷ USD.

Hiếu Công

Bạn có thể quan tâm