Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mực nước sông Hồng chảy qua Hà Nội cao thêm 10 cm mỗi giờ

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, từ 15h đến đêm 9/9, mực nước sông Hồng đã tăng lên 1 m. Hiện nay nước sông tiếp tục lên cao, mỗi tiếng hơn 10 cm.

Nước sông Hồng qua khu vực quận Hai Bà Trưng, Hà Nội sáng 10/9.

Trao đổi với Tiền Phong sáng 10/9, đại diện Chi cục Phòng, Chống thiên tai Hà Nội cho biết, mực nước sông Hồng (sông Thao) tại Trạm Bảo Hà (Lào Cai) hồi 13h ngày 9/9/2024 là 60,73 m, đang vượt trên báo động 3 là 3,73 m. Mực nước sông Lô đang tiếp tục lên nhanh do hồ Tuyên Quang mở 8 cửa xả đáy, cùng với đó hồ Thác Bà mở 3 cửa xả mặt; trên sông Đà, lưu lượng đến hồ Hòa Bình tăng cao do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (hiện mở hai cửa xả đáy).

Vì vậy, mực nước sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đang lên nhanh. Theo báo cáo mực nước sông Hồng tại trạm Thủy văn Hà Nội hồi 15h00 ngày 8/9 là 4,25 m; hồi 15h00 ngày 9/9 là 7,04 m, tăng 2,79 m, lưu tốc dòng chảy lớn do chịu ảnh hưởng của lũ trên các sông và điều tiết của các hồ chứa thượng lưu.

Vị đại diện thông tin: "Từ 15h đến đêm 9/9, mực nước sông Hồng đã tăng lên 1 mét, gần mức báo động 1. Hiện nay nước sông tiếp tục lên cao, mỗi tiếng lên hơn 10 cm".

Để đảm bảo an toàn đê điều, chủ động ứng phó với những diễn biến bất lợi của thời tiết nêu trên, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố) đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" phù hợp với địa bàn; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở; sẵn sàng triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân ở những khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm như: khu vực bãi giữa sông Hồng trên địa bàn các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên...

Người dân Thái Nguyên bị cô lập giữa biển nước Nước lũ lên cao đã gây ngập nặng tại thành phố Thái Nguyên. Nhiều khu dân cư bị cô lập giữa biển nước, người dân phải chờ đội cứu hộ đến phát nhu yếu phẩm.

Miền Bắc lũ vượt kỷ lục 65 năm qua

Mực nước trên sông Thao tại Yên Bái lúc 5h sáng nay lên tới 35,22m, trên mức lũ lịch sử năm 1968. Sông Cầu nước dâng lên 28,81m, vượt qua kỷ lục lịch sử được thiết lập vào 65 năm trước.

Công binh mang cầu phao đến hiện trường vụ sập cầu Phong Châu

Ngay trong đêm 10/9, lữ đoàn công binh 249 đã huy động gần 200 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường vụ sập cầu Phong Châu, chuẩn bị cho công tác lắp cầu phao thay thế.

Chàng trai kể phút cứu người trôi hơn 2 km sau vụ sập cầu Phong Châu

Nhớ lại giây phút cầu Phong Châu sập, anh Ngô Văn Khanh thấy một người đang ôm cây chới với giữa dòng nước lũ. Ngay lập tức, anh hành động ứng cứu nạn nhân, đưa vào bờ.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://tienphong.vn/muc-nuoc-song-hong-chay-qua-ha-noi-tang-cao-them-10cm-moi-gio-post1671554.tpo

Trần Hoàng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm